Leader talk
Tại sao Tổng thống Mỹ đánh thuế nhập khẩu nhôm thép mặc cho thế giới phản ứng?
Cái tên Donald Trump xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông thế giới khi ông tuyên bố áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu.

Việc ông Trump đe dọa áp thuế thép không phải là lần đầu. Trên thực tế, gần như tất cả các đời tổng thống Hoa Kỳ, tính từ Tổng thống Nixon năm 1970, đều đánh thuế này khi còn đương nhiệm. Tổng thống Obama không ngoại lệ, nhưng ông chủ yếu chỉ tập trung siết chặt nhập khẩu thép từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, thuế thép khó có thể giúp gì cho nền kinh tế và khu vực chế tạo của Hoa Kỳ. Một số nghiên cứu đã kết luận rằng vào năm 2002, khi Tổng thống Bush còn tại chức, lần cuối áp thuế thép rộng rãi này lại thành ra “lợi bất cập hại” đối với kinh tế Mỹ. Một số nhà sản xuất dùng nguyên liệu thép nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng lên đó cho người tiêu dùng. Một số khác phải tìm đến các vật liệu thay thế rẻ hơn.
Theo thống kê của Chính phủ Hoa Kỳ, ngành thép trực tiếp tạo việc làm cho khoảng 140.000 nhân công Mỹ, so với con số 650.000 của những năm 1950. Các chuyên gia kinh tế vẫn tranh cãi hiện tượng này có phải do tăng nhập khẩu hay không, nhưng họ cho rằng nhiều khả năng con số này giảm đi do công nghệ và việc tái chế phế liệu kim loại phát triển. Dù sao đi nữa, sự can thiệp liên tục của các đời tổng thống Mỹ gần như không làm được gì để đảo ngược cú trượt dài của ngành thép.
Rất có thể tình hình chính trị trong nước là động lực chính của các chính sách bảo hộ này. Các chuyên gia kinh tế và hiệp hội doanh nghiệp luôn phản đối các loại thuế nhập khẩu, nhưng người dân (cả trong và ngoài nước Mỹ) nhìn chung là đồng tình hơn với các cam kết “vì nhân dân” bảo vệ người lao động khỏi những tập đoàn nước ngoài không minh bạch và thờ ơ với công nhân.
Tại Mỹ, ngành công nghiệp thép tập trung ở Pennsylvania và Ohio – khu vực đông dân và quan trọng về mặt chính trị. Các tổng thống nào cần phải giành được ít nhất một trong hai bang này để bảo đảm tái cử. Việc ông Trump thắng ở cả hai bang vào năm 2016 một phần là nhờ vào chiến dịch chống lại “thương mại không công bằng” và những lời cam kết sẽ "cứng rắn" với các đối tác thương mại. Với bước đi áp thuế cho thép nhập khẩu, có lẽ ông Trump đang nỗ lực củng cố nền tảng phe mình với những lá phiếu từ các cử tri đoàn lao động vốn ủng hộ phe đối lập (đảng Dân chủ).
Không có gì ngạc nhiên khi đề xuất thuế thép của Tổng thống Trump nhận được ít sự ủng hộ hơn từ thế giới. Các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Canada tỏ ra thất vọng, tức giận và hứa hẹn sẽ trả đũa. Liên minh Châu Âu đã cảnh báo đánh thuế đáp trả với hàng hoá Mỹ như xe máy, quần jean và các mặt hàng rượu mạnh.
Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, cho biết việc Mỹ đánh thuế nhập khẩu là "không thể chấp nhận được", trong khi Trung Quốc bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" về kế hoạch này. Ngành thép Nhật Bản cũng kêu gọi Trump không áp đặt thuế quan nhập khẩu cao và cảnh báo rằng chính sách này có thể sẽ gây ra "tác hại nghiêm trọng" đối với thương mại toàn cầu.
Ngành thép Việt Nam tỏ ra lo ngại về kế hoạch của ông Trump, dù việc này khó gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Mỹ nhập 11,1% nguồn thép xuất khẩu của Việt Nam, nhưng thép chiếm không đến 2% trong tổng danh mục xuất khẩu của Việt Nam.
Các quốc gia khác có thể chịu tác động mạnh mẽ hơn, nhưng đó không phải là điều những người ủng hộ thuế nhập khẩu thường nghĩ đến. Mặc dù những người theo chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ thường dẫn ra việc cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc, quốc gia đứng thứ 11 trong nhập khẩu thép vào Mỹ, là mối đe dọa tiềm tàng đến an ninh Hoa Kỳ. Trớ trêu thay, những nước xuất khẩu thép lớn nhất cho Mỹ, cũng thiệt hại nhiều nhất, lại là các đồng minh nước này như Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Không may là các loại thuế này có thể gây hậu quả gián tiếp ngoài ý muốn hết sức nghiêm trọng. Rủi ro ở đây là chỉ một loại thuế như vậy đã có thể gây ra “chiến tranh thương mại” rộng khắp toàn cầu, khi các quốc gia tiến hành trả đũa và bảo vệ công nghiệp trong nước.
Vào những năm 1970, việc đánh thuế rộng rãi của Richard Nixon đã phần nào làm giảm sức tăng trưởng và tăng mức lạm phát ở Mỹ cũng như các nơi khác. Khét tiếng hơn, thuế Smoot Hawley được Tổng thống Herbert Hoover cho phép vào năm 1929 đã góp phần gây ra Đại Khủng hoảng của thập niên 30.
Tuyên bố gần đây của ông Trump cho rằng "chiến tranh thương mại là tốt" và "dễ thắng", ám chỉ ông sẽ không từ bỏ việc đe dọa áp thuế. Có thể những biện pháp này sẽ chẳng được chú ý mấy trong dòng lịch sử, như hồi 2002 của Tổng thống Bush. Nhưng nếu cuộc sát phạt ăn miếng trả miếng này xảy ra trên phạm vi toàn cầu, các giao dịch thương mại lớn như KORUS (FTA Mỹ-Hàn) hoặc NAFTA (FTA khu vực Bắc Mỹ) có thể sẽ tan rã.
Dù suy thoái toàn cầu rất khó đoán trước, nhưng những bất định trong các dòng thương mại toàn cầu có thể khởi đầu thời kỳ giảm sút niềm tin kinh doanh và gây bất ổn cho thị trường tài chính toàn cầu. Vì vậy, ngay cả khi tác động trực tiếp của các loại thuế này với kinh tế Việt Nam không lớn, nhưng chúng vẫn là những âm thanh đầu tiên trong một cuộc xung đột thương mại toàn cầu có thể tổn thương tất cả mọi người.
*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả: Ông Michael Modler, Giám đốc Phát triển kinh doanh tại Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC).
Ngành thép Việt lo ngại nguy cơ Mỹ áp thuế cao
Canada, Mexico có thể thoát khỏi thuế nhôm thép của Trump
Nhà Trắng mới đây đã cho thấy dấu hiệu bớt căng thẳng trong chính sách thuế nhôm thép trước phản ứng gay gắt và mối đe dọa từ các đối tác thương mại cũng như sự thịnh nộ từ thị trường tài chính.
Ngành thép Việt lo ngại nguy cơ Mỹ áp thuế cao
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, thông tin cho rằng 90% thép Việt Nam vận chuyển sang Hoa Kỳ được sản xuất tại Trung Quốc là không chính xác.
Ông Trump tăng thuế nhôm thép, tạo nguy cơ chiến tranh thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố sẽ áp mức thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nội địa.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.