Doanh nghiệp
Tân chủ tịch Hội đồng quản trị của Viettel Global từng lái xe giao hàng cho KFC
Trước khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Viettel Global, ông Lê Đăng Dũng đã có hơn 20 năm gắn bó với Tập đoàn Viettel.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2018 của Viettel Global mới đây, ông Lê Đăng Dũng đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ông Dũng cũng kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc của công ty.
Ông Lê Đăng Dũng mang quân hàm Thiếu tướng, có trình độ chuyên môn là Kỹ sư Tự động hóa và điều khiển từ xa, Thạc sỹ Kỹ thuật điện tử. Trước đó, ông Dũng từng có thời gian dài học tập tại Đại học Kỹ thuật điện tại Đại học tổng hợp Leningrad (Liên Xô).
Về nước năm 1983, ông Lê Đăng Dũng được phân công về Phân viện tác chiến điện tử, Viện Kỹ thuật quân sự.
Vị Thiếu tướng từng trải lòng: "Thời kỳ đó, tôi giống ông viện sĩ, suốt ngày đeo kính và đọc sách. Năm 1993, tôi giành được học bổng sang Úc với mục tiêu nâng cao trình độc tiếng Anh và chuyên môn. Năm 1996 về Việt Nam, tôi mới tính đến chuyện làm việc khác, chứ trước đây chỉ suốt ngày chuyên tâm vào đề tài và nghiên cứu".
Tuy nhiên, sau trải nghiệm lái xe giao hàng cho KFC, tiếp xúc với nhịp sống gấp gáp ở Úc đã khiến ông Lê Đăng Dũng thay đổi quan niệm, dần dần không còn hứng thú với môi trường nghiên cứu. Thay vào đó, ông tiếp xúc với những chuyện liên quan tới kinh doanh, tài chính, hướng tới một công việc tự do hơn là thành một viên chức.
Vì vậy, về nước sau chuyến tu nghiệp tại Úc, ông Dũng đã gia nhập Viettel ở tuổi 36. Từ đó đến nay, vị Thiếu tướng đã có hơn 20 năm gắn bó với Tập đoàn Viettel.
Tại đây, ông nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trước đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Viettel Global, như Thành viên HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Thành viên HĐQT Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (VVFinance).
Viettel Global là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), được thành lập năm 2006 trên cơ sở nâng cấp từ phòng đầu tư quốc tế của Tập đoàn Viettel.

Viettel Global có vốn điều lệ là 22.438 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD), chính thức trở thành công ty cổ phần từ năm 2007. Mảng kinh doanh chính của công ty là đầu tư vào mạng lưới viễn thông tại thị trường nước ngoài.
Năm 2017, doanh thu từ đầu tư nước ngoài, gồm doanh thu của Viettel Global và thị trường Peru đạt hơn 38.000 tỷ đồng (tương đương gần 1,7 tỷ USD), tăng hơn 38% so với năm 2016.
Các thị trường mới của Viettel tại châu Phi và châu Mỹ tiếp tục có sức tăng trưởng mạnh, đặc biệt là thị trường Cameroon tăng 103%, Mozambique tăng 79,03%, Peru tăng 37%. Viettel cho biết, riêng quý 4/2017, doanh thu từ đầu tư quốc tế của Viettel tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.
Tổng số khách hàng sử dụng viễn thông tại nước ngoài của Viettel đến cuối năm 2017 đạt hơn 43 triệu, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Viettel, nhờ kết quả kinh doanh có tăng trưởng ở nhiều thị trường nước ngoài nên năm 2017, đầu tư quốc tế của Viettel đã có lợi nhuận dương. Kể từ khi đầu tư nước ngoài đến hết năm 2017, tổng số tiền lũy kế chuyển về Việt Nam từ các thị trường của Viettel là 1,3 tỷ USD.
Hiện Viettel Global là công ty Việt Nam duy nhất có doanh thu từ nước ngoài vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Năm 2018, Viettel Global đặt mục tiêu duy trì lợi nhuận dương và tăng trưởng 32% so với thực hiện năm 2017; tăng trưởng khách hàng là 16%, đưa tổng số lượng khách hàng ở nước ngoài đạt 50 triệu.
Dự kiến, Viettel Global có kế hoạch niêm yết trên sàn UPCoM vào tháng 7/2018.
Vinamilk, Vietcombank, Viettel, Vingroup là những nơi làm việc tốt nhất
Vinamilk, Vietcombank, Viettel, Vingroup là những nơi làm việc tốt nhất
Theo khảo sát, 4/10 các công ty được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2017 đều là các doanh nghiệp trong nước.
Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng: 'Làm trước sau đó mới học'
Trước đây chúng ta thường học trước và làm sau nhưng xu hướng bây giờ là làm trước, trải nghiệm trước sau đó mới học.
Đến năm 2020 vốn điều lệ của Viettel là 300 nghìn tỷ đồng
Năm 2017, tập đoàn Viettel ước đạt doanh thu 249.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 43.936 tỷ đồng, vốn điều lệ được xác định trong bản điều lệ mới công bố là 121.520 tỷ đồng
Năm 2017 Viettel đạt lợi nhuận gần 2 tỷ USD
Lợi nhuận của tập đoàn Viettel gấp gần 4 lần tổng lợi nhuận của VNPT (sở hữu nhà mạng Vinaphone) và Mobifone
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.