Quốc tế

Tăng trưởng GDP Trung Quốc 2018 rơi đáy 28 năm

Phương Lan Thứ hai, 21/01/2019 - 11:27

Tăng trưởng GDP quý IV/2018 của Trung Quốc đạt mức thấp nhất kể từ năm 1992.

Theo thông báo mới đây từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 6,6% năm 2018, tốc độ thấp nhất kể từ năm 1990.

Việc sụt giảm tăng trưởng GDP của Bắc Kinh không nằm ngoài dự đoán của nhiều người trong bối cảnh Trung Quốc đối đầu thương mại với đối tác lớn nhất là Mỹ.

Theo khảo sát từ các nhà kinh tế đưa ra bởi Reuters trước đó, GDP Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 6,6%, thấp hơn con số 6,8% của năm 2017.

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng theo quý giảm dần về cuối năm, lần lượt đạt 6,8% trong quý I, 6,7% trong quý II, 6,5% trong quý III và 6,4% trong quý IV.

Tốc độ tăng trưởng quý 6,4% là con số thấp nhất kể từ khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu công bố dữ liệu quý đầu năm 1992. Bắc Kinh cũng từng rơi xuống ngưỡng này vào quý đầu năm 2009 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra.

Người đứng đầu Cục Thống kê cho rằng căng thẳng thương mại Trung - Mỹ đã tạo ra những ảnh hưởng lên Bắc Kinh nhưng mức độ tác động được kiểm soát, Reuters đưa tin. Ông cho rằng nền kinh tế này đã cho thấy xu hướng chậm lại nhưng có sự ổn định trong hai tháng vừa qua nhờ vào nhu cầu trong nước.

Theo nhận định từ Reuters, một thỏa thuận thương mại với Mỹ vào thời điểm này vẫn chưa thể kéo nền kinh tế Trung Quốc đi lên, trừ khi Bắc Kinh có thể xoay tình thế đầu tư yếu cũng như giữ thị trường bất động sản đang chao đảo quay trở lại nhịp bình thường.

Theo thông tin được đưa bởi Bloomberg, Phó thủ tướng Lưu Hạc – cố vấn kinh tế cấp cao nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Mỹ cuối tháng này để đàm phán thương mại.

"Theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Stseven Mnuchin và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tới Mỹ vào ngày 30-31/1 để đàm phán thương mại", Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên Bộ Thương mại Gao Feng.

Sau sự bế tắc của các lần đàm phán trước đó cùng với những tổn thương do chiến tranh thương mại gây ra, ông Lưu Hạc đang đứng trước thách thức lớn khi việc đạt được thỏa thuận với Mỹ ngày càng trở nên cấp bách.

Nếu Bắc Kinh và Washington không có được thỏa thuận trước ngày 2/3 tới, 200 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ bị nâng thuế lên ngưỡng 25%. 

Ngân hàng Trung Quốc ‘ra tay’ giữa chiến tranh thương mại

Ngân hàng Trung Quốc ‘ra tay’ giữa chiến tranh thương mại

Quốc tế -  6 năm

Bắc Kinh mới đây đã thúc đẩy nền kinh tế đang bị tổn thương vì chiến tranh thương mại thông qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Trung Quốc ‘thân cô thế cô’ trong thương mại vì NAFTA mới

Trung Quốc ‘thân cô thế cô’ trong thương mại vì NAFTA mới

Quốc tế -  6 năm

Với những động thái gần đây, Mỹ dường như đang muốn tạo ra một liên minh kinh tế chống lại Trung Quốc.

Bất động sản nhà ở, bản lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bản lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  16 phút

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

Nhịp cầu kinh doanh -  53 phút

GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Doanh nghiệp -  54 phút

Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?

Áp lực bủa vây gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để giải toả?

Áp lực bủa vây gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để giải toả?

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Trong kỷ nguyên công nghệ, gen Z đang phải đối mặt với áp lực thành công sớm, liên tục đáp ứng kỳ vọng xã hội và xu hướng sống thay đổi không ngừng.

Gen Z mong đợi gì ở nơi làm việc?

Gen Z mong đợi gì ở nơi làm việc?

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi môi trường linh hoạt và cơ hội phát triển bản thân liên tục.

Thấu hiểu gen Z: Chìa khoá quản trị hiệu quả nhân sự thế hệ mới

Thấu hiểu gen Z: Chìa khoá quản trị hiệu quả nhân sự thế hệ mới

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Thấu hiểu và tận dụng những thế mạnh của gen Z, các tổ chức không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn thúc đẩy thế hệ người lao động mới phát triển.