Tăng trưởng lạc quan của công nghệ trong lĩnh vực bất động sản

An Chi Thứ bảy, 10/04/2021 - 10:12

Các công ty proptech đang đóng góp tích cực vào thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó quản lý bất động sản, tiếp thị và bán hàng là các lĩnh vực trọng tâm. Trong thời gian tới, mục tiêu của xu hướng này là các nền tảng proptech bền vững và có khả năng sinh lời thực sự.

Việc phát triển công nghệ trong lĩnh vực bất động sản đang tăng trưởng mạnh mẽ

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy hoạt động giao tiếp vật lý giữa người với người chuyển dịch lên các nền tảng trực tuyến, khi chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020, lưu lượng truy cập Internet toàn cầu đã tăng 40%. 

Điều này tạo ra nhu cầu lớn về giao tiếp trực tuyến và tạo động lực phát triển các trung tâm lưu trữ công nghệ. Savills Impacts dự báo khoảng thời gian từ 2020 – 2026, quy mô của thị trường lưu trữ dữ liệu công nghệ thế giới sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,5%/năm và đạt 251 tỷ USD vào năm 2026. 

Việc phát triển công nghệ trong lĩnh vực bất động sản, hay còn gọi là proptech đã trở thành một lĩnh vực màu mỡ thu hút nhiều đầu tư tại Châu Âu, đặc biệt tại các nước như Anh, Đức và Tây Ban Nha.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ 2019 – 2020, thị trường đã chứng kiến hoạt động sôi nổi của các nhà đầu tư tham gia vào phát triển công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản – proptech, bao gồm: nền tảng quản lý tài sản – bất động sản, nền tảng bán hàng và nền tảng định hướng đầu tư fintech khai thác bất động sản. 

Thị trường xe hơi toàn cầu 2021 dưới tác động của công nghệ số

Ông Neil MacGregor, Tổng Giám đốc, Savills Việt Nam cho biết: “Chúng tôi có thể tự tin nói rằng thị trường proptech của Việt Nam đã tăng được thị phần trong khu vực Đông Nam Á và kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục”. Lý giải cho hoạt động tăng trưởng của proptech ngay trong đại dịch Covid-19, ông Neil MacGregor chỉ ra hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, là tiềm năng rộng lớn của thị trường bất động sản Việt Nam với tổng dân số lên tới hơn 97 triệu người tính đến năm 2021. Thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn non trẻ với rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Proptech có khả năng đưa ra giải pháp khắc phục được những vấn đề tồn đọng này.

Thứ hai, người Việt có sự am hiểu nhất định về công nghệ và có khả năng tiếp nhận tốt với công nghệ mới. Thị trường proptech lại đang khai thác nhóm dân số am hiểu công nghệ này, đặc biệt là nhóm cư dân trong các tòa nhà chung cư, sử dụng các ứng dụng quản lý bất động sản.

Với bán hàng và tiếp thị, thị trường bất động sản của Việt Nam phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, đặc biệt là ở thị trường thứ cấp. Nền tảng proptech có thể hỗ trợ tính thanh khoản đó và dần mở cửa bất động sản cho đại chúng, cho phép mọi người Việt tham gia đầu tư vào bất động sản. Một ví dụ điển hình cho điều này là Realstake, gần đây đã được đổi tên thành Infina.vn.

Về quản lý bất động sản, các công cụ quản lý vận hành sẽ góp phần cải thiện hoạt động liên lạc, trao đổi giữa Chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành, và cư dân, tạo ra một nền tảng quản lý vận hành minh bạch và linh hoạt. Một ví dụ điển hình là phần mềm quản lý bất động sản Property Cube do Savills phát triển và sử dụng riêng cho các dự án mình quản lý. 

Từ khi được triển khai năm 2018 đến nay, đã có khoảng 85% cư dân trong tổng số hơn 100 dự án mà Savills quản lý sử dụng Property Cube như một kênh trao đổi trực tiếp với Ban quản lý, phục vụ đời sống hàng ngày của cư dân như nhận thông báo mới, đặt lịch sử dụng tiện ích, thanh toán online…

Bà Vũ Kiều Hạnh, Giám đốc Bộ phận Quản lý bất động sản, Savills Hà Nội bổ sung: “Bên cạnh hoạt động quản lý, công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu chi phí vận hành các dự án trong và sau Covid. Với tình hình hiện nay, việc điều chỉnh tăng phí dịch vụ hầu như rất khó thực hiện. 

Các yếu tố cấu thành chi phí vận hành như tiền lượng, tiền điện… đã được điều chỉnh tăng vài lần kể từ năm 2015, tạo áp lực về chi phí cho các đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp. Việc triển khai ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành đã giúp tăng hiệu quả quản lý, đặc biệt tinh giản bộ máy, tối ưu chi phí vận hành tòa nhà”.

Theo bà Kiều Hạnh, so với các thị trường đã phát triển về ngành quản lý bất động sản như Singapore và Hồng Kông, thị trường Việt Nam sẽ vướng các khó khăn liên quan đến nhận thức của người dân về nội quy sử dụng nhà chung cư. Đơn vị quản lý chuyên nghiệp sẽ thêm phần khó khăn khi buộc phải áp dụng hoạt động quản lý chuẩn quốc tế song song với tuân thủ quy định của thị trường nội địa về quản lý, trong đó có yêu cầu quản lý minh bạch tài chính. 

Phần mềm ứng dụng Property Cube với các báo cáo định kỳ, mang lại tính minh bạch trong hoạt động thu-chi hàng tháng của Ban quản lý. Bên cạnh đó, tuổi trung bình hiện tại của các giám đốc quản lý bất động sản tại Việt Nam đang ở khoảng từ 40 đến 50, còn thiếu nguồn nhân lực trẻ tuổi. Sự thay đổi có yếu tố công nghệ sẽ thu hút những người trẻ tham gia vào lĩnh vực này.

“Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là ở các thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các “thành phố nghỉ dưỡng” khác. Chúng tôi kỳ vọng sẽ ngày càng nhiều vốn đầu tư vào proptech để phục vụ thị trường đang phát triển này. Xu hướng đầu tư hiện nay sẽ còn tiếp tục. 

Tuy nhiên, mục tiêu hướng đến là các nền tảng proptech bền vững và có khả năng sinh lời thực sự. Rất nhiều nền tảng sẽ phải vật lộn để chứng minh khả năng sinh lời của mình trong nhiều năm và các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm nền tảng thể hiện được khả năng phát triển bền vững và mang lại lợi nhuận cao, thay vì chỉ đốt tiền vào việc mở rộng quy mô nhanh chóng”, ông Neil MacGregor đánh giá.

Công nghệ thông tin là ngành tiềm năng trong 3 năm tới

Công nghệ thông tin là ngành tiềm năng trong 3 năm tới

Tiêu điểm -  4 năm
Đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng hoạt động của nhiều ngành nghề, kéo theo loạt công ty tăng trưởng âm. Trong khi đó, công nghệ thông tin trở thành điểm sáng hiếm hoi khi ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm 2020.
Công nghệ thông tin là ngành tiềm năng trong 3 năm tới

Công nghệ thông tin là ngành tiềm năng trong 3 năm tới

Tiêu điểm -  4 năm
Đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng hoạt động của nhiều ngành nghề, kéo theo loạt công ty tăng trưởng âm. Trong khi đó, công nghệ thông tin trở thành điểm sáng hiếm hoi khi ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm 2020.
Bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận: Biến động trái chiều

Bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận: Biến động trái chiều

Bất động sản -  3 năm

Dịch Covid-19 tái bùng phát vào đầu năm nay đã tác động phần nào đến thị trường bất động sản TP.HCM và các vùng phụ cận trong quý I, dẫn đến nhiều biến động trái chiều ở những phân khúc khác nhau cũng như các địa phương.

Chìa khóa giải quyết những nút thắt thị trường bất động sản

Chìa khóa giải quyết những nút thắt thị trường bất động sản

Bất động sản -  3 năm

Mặc dù đã được nâng hạng vào nhóm các nước “bán minh bạch”, tuy nhiên thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tượng “dìm giá, “đôn giá” vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là các giao dịch thứ cấp, khiến thị trường bị “bóp méo”.

Bất động sản như quả bóng bị nén chặt

Bất động sản như quả bóng bị nén chặt

Bất động sản -  3 năm

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, thị trường bất động sản như quả bóng bị nén chặt, dù bị đánh xuống do dịch bệnh nhưng sẽ luôn bật mạnh mẽ trở lại.

Sóng ngầm trên thị trường bất động sản Đà Nẵng

Sóng ngầm trên thị trường bất động sản Đà Nẵng

Bất động sản -  3 năm

Những nhà đầu tư kiên trì "ôm đất" Đà Nẵng bất chấp thị trường đã suy giảm trong hơn một năm qua do dịch Covid-19 hiện đã bắt đầu có lãi khi giá nhà đất có dấu hiệu tăng trở lại.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  1 ngày

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  1 ngày

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  5 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  5 ngày

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  6 ngày

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh

VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh

Tài chính -  4 giờ

Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  9 giờ

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  10 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  10 giờ

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  11 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.