Bất động sản như quả bóng bị nén chặt

Phương Linh Thứ tư, 07/04/2021 - 08:36

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, thị trường bất động sản như quả bóng bị nén chặt, dù bị đánh xuống do dịch bệnh nhưng sẽ luôn bật mạnh mẽ trở lại.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn

Nhà đầu tư hào hứng quay lại thị trường sau mỗi đợt Covid-19

“Sức mua bất động sản tăng nhanh và mạnh, lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường ngày càng nhiều. Bất động sản như quả bóng được nén chặt, dù bị đánh xuống cũng sẽ luôn bật mạnh trở lại. Minh chứng rõ nhất là ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, sức mua thị trường tăng nhanh chóng mặt, nhu cầu tìm kiếm nhà đất, nhất là đất thổ cư và đất nền tăng cao chưa từng có”, ông Quốc Anh nhận định.

Trừ tháng 1/2021 do ảnh hưởng trực tiếp từ bùng phát dịch bệnh khiến nhu cầu mua nhà đất giảm sút, từ sau tháng 2 đến hết tháng 3/2021, lượng truy cập tìm kiếm bất động sản trên cả nước tăng mạnh trở lại. Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, mức độ quan tâm bất động sản tăng đến 378%.

Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm, sức mua bất động sản trên cả nước đã tăng 37% so với cùng kỳ 2020, thậm chí lượng quan tâm tìm kiếm còn cao vượt hơn giai đoạn thị trường đạt đỉnh năm 2018 - 2019.

Nhu cầu bất động sản công nghiệp, hậu cần kho bãi tăng mạnh

Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, tại buổi công bố báo cáo Nghiên cứu thị trường bất động sản quý I/2021 của Batdongsan.com, ông Quốc Anh cho rằng, thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại có nhiều nét tương đồng với thời điểm thị trường năm 2006. Theo đó, trải qua giai đoạn suy giảm, nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Điều này khiến các nhà đầu tư có thêm niềm tin vào thị trường. Mặt khác, nhiều nhà đầu tư đã thắng lớn trên thị trường chứng khoán thời gian vừa qua và chuyển một phần dòng vốn lợi nhuận sang thị trường bất động sản.

Một yếu tố nữa được ông Quốc Anh nhấn mạnh là liên tiếp những thông tin quy hoạch được đưa ra trong quý I/2021 trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường đang chịu những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường.

Thông tin quy hoạch là vấn đề cốt lõi trong đầu tư bất động sản, thể hiện tiềm năng, giá trị tương lai của bất động sản. Theo dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn, mỗi lần xuất hiện thông tin quy hoạch, chỉ số quan tâm BĐS lại gia tăng mạnh.

Đơn cử, năm 2006, sau đại hội Đảng, nhiều tỉnh thành ban hành quy hoạch mới, nhiều khu đô thị, quy hoạch được điều chỉnh đã khiến cho thị trường tăng “nóng”. Năm 2007, quy hoạch không gian của Hà Nội có tầm nhìn 2020 được đưa ra, tạo tiền đề cho những khu đô thị mới lúc bấy giờ bao gồm: Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm tăng trưởng.

Đầu năm nay, thông tin quy hoạch được tung ồ ạt khắp cả nước từ hệ thống cao tốc Miền Tây, đến quy hoạch sân bay, thành phố vệ tinh, thành phố cấp 1 lên thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố trực thuộc Trung ương lên đô thị đặc biệt, quy hoạch hai bên sông Hồng... đã nâng chỉ số quan tâm bất động sản năm 2021 lên gần mức đỉnh của năm 2007.

Cụ thể, đề án quy hoạch sông Hồng đã làm gia tăng mức độ quan tâm tại một số khu vực ven sông. Bãi Thượng Cát, Liên Mạc tăng 291%, các bãi Hoàng Mai, Thanh Trì 1, Thanh Trì 2 tăng 137%, bãi Long Biên – Cự Khối tăng 75%, bãi Bắc Cầu tăng 73%, bãi Tàm Xá - Xuân Canh tăng 27%.

Khẩu vị của các nhà đầu tư đã thay đổi

Bên cạnh việc nhu cầu đầu tư bất động sản tăng mạnh, “khẩu vị” các nhà đầu tư cũng đã thay đổi. Nếu như năm 2020, đa số người mua nhà mang tâm lý phòng thủ, e ngại dịch bệnh thì khoảng thời gian 3 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng kiến lực cầu tăng mạnh mẽ, người mua hào hứng quay lại thị trường.

Mặt khác, thị trường cũng ghi nhận sự dịch chuyển làn sóng quan tâm thị trường tỉnh của người Hà Nội và người TP. HCM. Trước khi Covid-19 xuất hiện, người Hà Nội có xu hướng đầu tư xa tỉnh. Theo thống kê của trang tin bất động sản này, năm 2019, 53% lượng quan tâm của người Hà Nội dành cho bất động sản thủ đô; 17% dành cho bất động sản TP.HCM; Bình Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa lần lượt chiếm đến 5%, 4% và 3%.

Tuy nhiên, hiện tại người Hà Nội tập trung quan tâm tới bất động sản thủ đô (chiếm 86%), lượng quan tâm dành cho tất cả các thị trường còn lại chỉ chiếm 14%. Dòng vốn đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển từ Nam ra Bắc.

Trong khi đó, người TP.HCM “mặn mà” hơn với thị trường tỉnh, 76% lượng quan tâm trong 3 tháng đầu năm của họ dành cho BĐS nội đô, 24% lượng quan tâm hướng tới các tỉnh thành khác.

Quý I/2021, thị trường bất động sản “ấm” dần lên khắp cả nước. Ở khu vực phía Bắc, trong phạm vi bán kính cách Hà Nội 50km, các tỉnh thành vệ tinh đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, Thái Nguyên tăng 50%, Bắc Giang tăng 37%, Bắc Ninh 28%, Hòa Bình 35%, Hải Dương 19%.

Không chỉ các tỉnh thành vệ tinh, mà khu vực vùng ven quanh bán kính 20km của Hà Nội cũng chứng kiến mức độ quan tâm tăng đáng kể trong quý 1/2021. Cụ thể, Đông Anh (Hà Nội) tăng 36%, Từ Sơn (Bắc Ninh) tăng 67%, Gia Lâm (Hà Nội) tăng 18%, Ba Vì (Hà Nội) tăng 33%, Quốc Oai (Hà Nội) tăng 32%, Văn Giang (Hưng Yên) tăng 13%, Thanh Trì (Hà Nội) tăng 8%, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm (Hà Nội) tăng 4%.

Trong khi đó, ở miền Trung, các khu vực nhận được lượng quan tâm tăng đáng kể so với quý trước là Thanh Hóa (tăng 76%), Đà Nẵng (tăng 32%). Thị trường Đà Nẵng đang khởi sắc ở loại hình đất nền, đất nền dự án.

Khu vực miền Nam ghi nhận mức độ quan tâm đất nền, đất nền dự án gia tăng ở Kiên Giang (tăng 38%) và Bà Rịa – Vũng Tàu (tăng 24%). Đất thổ cư và đất nền dự án vẫn là hai phân khúc được người mua ưa chuộng và tìm kiếm nhiều nhất trên thị trường. 

Gỡ rào cản đầu tư bất động sản công nghiệp

Gỡ rào cản đầu tư bất động sản công nghiệp

Bất động sản -  4 năm
Việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 cùng với ký kết các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục tạo động lực cho bất động sản công nghiệp phát triển mạnh trong năm 2021.
Gỡ rào cản đầu tư bất động sản công nghiệp

Gỡ rào cản đầu tư bất động sản công nghiệp

Bất động sản -  4 năm
Việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 cùng với ký kết các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục tạo động lực cho bất động sản công nghiệp phát triển mạnh trong năm 2021.
Giải mã những cơn sốt đất và hệ luỵ

Giải mã những cơn sốt đất và hệ luỵ

Bất động sản -  3 năm

Mỗi khi thị trường bất động sản có dấu hiệu sốt xình xịch và đóng băng, các cơ quan chuyên môn nhà nước phải nhanh chóng tìm biện pháp nào đó để hạn chế và kích thích thị trường trở về trạng thái bình thường. Tuy vậy, mỗi biện pháp triển khai cần tránh làm thái quá, hạn chế sự thay đổi nhanh chóng, mất đi cơ chế tự cân bằng của thị trường.

Cảnh báo nguy cơ vỡ nợ vì sốt đất

Cảnh báo nguy cơ vỡ nợ vì sốt đất

Bất động sản -  3 năm

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội khuyến cáo các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước hiện tượng dễ dàng tiếp cận tín dụng bất động sản và tránh bị dao động trước các luồng thông tin thiếu minh bạch.

Nguyên nhân của những cơn sốt đất gần đây

Nguyên nhân của những cơn sốt đất gần đây

Bất động sản -  4 năm

Theo nhiều chuyên gia, người dân và các cơ quan quản lý nhà nước cần hết sức cảnh giác với cơn sốt đất nền, bởi cơn sốt giá, bong bóng bất động sản có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào.

Cần gắn trách nhiệm cho lãnh đạo các địa phương để xảy ra sốt đất

Cần gắn trách nhiệm cho lãnh đạo các địa phương để xảy ra sốt đất

Bất động sản -  4 năm

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hệ quả để lại của các cơn sốt đất đối với nền kinh tế và thị trường bất động sản là rất lớn, các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp xử lý kịp thời.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  1 ngày

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  1 ngày

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  5 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  5 ngày

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  6 ngày

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh

VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh

Tài chính -  3 giờ

Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  8 giờ

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  9 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  9 giờ

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  10 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.