Kiến nghị giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp khi thực thi công cụ thu gom, tái chế bắt buộc
14 hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vừa qua đã ký và phát hành văn bản góp ý về dự thảo văn bản quy định mức chi phí tái chế của Thủ tướng Chính phủ.
Chi phí tuân thủ pháp luật khiến giá phế liệu của CITENCO bán cho các đơn vị tái chế thường cao hơn so với giá của một số đơn vị thu gom không chính thức.
Tính riêng tại TP.HCM, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày lên đến khoảng 9,7 nghìn tấn, cao nhất cả nước. Ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM tăng từ 6 - 10% mỗi năm, tạo ra gánh nặng lớn cho hệ thống thu gom, xử lý rác thải của đầu tàu kinh tế cả nước.
Bà Nguyễn Thị Quế Lâm, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (CITENCO), cho biết, bức tranh thu gom chất thải rắn tại TP.HCM có một đặc thù là sự tham gia của lực lượng thu gom rác thải dân lập. Với mạng lưới tỏa tới từng ngõ, hẻm, lực lượng dân lập thu gom khoảng 60% tổng lượng rác thải phát sinh. Riêng đối với rác thải sinh hoạt, lực lượng này chịu trách nhiệm thu gom đến 90%.
Với điều kiện dân cư và hạ tầng của TP.HCM, lực lượng thu gom rác dân lập góp phần quan trọng giúp rác thải được thu gom triệt để. Tuy nhiên, đa số các đơn vị dân lập này hoạt động nhỏ lẻ, với phương tiện, công cụ thô sơ nên chưa đảm bảo được các điều kiện vệ sinh môi trường, cũng gây khó khăn cho công tác phân loại rác thải tại nguồn.
Thực hiện chủ trương của Bộ Tài nguyên và môi trường cũng như của chính quyền TP.HCM, CITENCO là đơn vị đi đầu trong việc triển khai các giải pháp phân loại tại nguồn, khởi đầu là dự án thí điểm tại quận Tân Phú từ năm 2013. Sau 10 năm thực hiện các giải pháp, CITENCO không ngừng tiếp thu kinh nghiệm, đổi mới phương pháp tiếp cận, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả cũng như tính phù hợp của từng giải pháp.
Tại lễ kỷ niệm 2 năm thành lập Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, bà Lâm giới thiệu dự án được triển khai từ năm 2022 với mục tiêu xây dựng hệ thống thu gom và tiền xử lý rác thải trên địa bàn toàn thành phố. Thực hiện dự án này, CITENCO thiết lập một trạm thu mua, trung chuyển ở đường Tống Văn Trân (phường 5, quận 11, TP.HCM).
Kiến nghị giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp khi thực thi công cụ thu gom, tái chế bắt buộc
Tại đây, rác thải được thu gom tập trung và thực hiện tiền xử lý, đầu ra là phế liệu đạt chuẩn và bán lại cho các nhà tái chế. Tính đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện, dự án đã giúp kết nối nguồn phế liệu của CITENCO tới 10 nhà tái chế đạt chuẩn, góp phần giúp nhiều vật liệu có giá trị được tiếp tục đi vào sản xuất thay vì ra các bãi chôn lấp.
Phối hợp với các đối tác, tiêu biểu như Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), dự án cũng dành nguồn lực hỗ trợ những người lao động hoạt động thu gom rác thải, bao gồm cả những công nhân trong công ty có hoàn cảnh khó khăn và lực lượng thu gom dân lập.
Tuy nhiên, theo bà Lâm, một trong những vướng mắc lớn CITENCO đang gặp phải là giá bán phế liệu của CITENCO đang cao hơn so với giá của các đơn vị phi chính thức. Phần chênh lệch chủ yếu đến từ những chi phí để tuân thủ pháp luật về môi trường cũng như về quyền lợi người lao động, bao gồm kiểm soát khí thải, xử lý nước thải, trả lương và phúc lợi xứng đáng cho người lao động…
Một chi phí khác cũng góp phần đẩy giá vật liệu lên cao so với các đơn vị tự phát là thuế giá trị gia tăng (VAT). Đại diện CITENCO cho biết, một số nhà phế liệu khi mua từ các đơn vị tự phát thường sẽ đề nghị không “xuất hóa đơn đỏ” để tiết giảm chi phí.
Tuy nhiên, CITENCO vẫn quyết tâm triển khai các hoạt động thu gom và tiền xử lý rác thải theo hướng tạo thuận lợi cho ngành tái chế, phần vì “cái tâm” với môi trường của một doanh nghiệp vệ sinh đô thị, phần vì những cơ hội từ công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Theo đại diện CITENCO, cơ chế EPR sẽ tạo ra động lực và nguồn tài chính hỗ trợ cho không chỉ các nhà tái chế mà còn cả những đơn vị thu gom. Trong đó, các nhà thu gom đạt chuẩn, tuân thủ quy định pháp luật về thuế, môi trường, lao động như CITENCO chắc chắn sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Mặt khác, với một cơ chế EPR minh bạch và hiệu quả, nhà tái chế cũng cần phải tìm đến những đơn vị cung ứng phế liệu tuân thủ pháp luật như CITENCO thì mới có thể kiện toàn chuỗi cung ứng và hưởng ưu đãi.
14 hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vừa qua đã ký và phát hành văn bản góp ý về dự thảo văn bản quy định mức chi phí tái chế của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đại diện PRO Việt Nam, thời gian từ nay đến năm 2024 là khoảng thời gian gấp rút tổng kết các dự án, mô hình thí điểm về thu gom và tái chế rác thải, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để nhân rộng, hướng tới thực thi công cụ chính sách EPR.
Hoạt động thu gom, tái chế tự phát của khu vực phi chính thức còn tồn tại nhiều bất cập. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của khu vực này trong bức tranh quản lý chất thải rắn cũng như thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn.
Những người hành nghề vệ sinh môi trường là “ô sin” của Việt Nam, đóng góp và hy sinh thầm lặng để làm sạch cho đất nước. Tuy nhiên, không những không được quan tâm đúng mức, họ còn là đối tượng để nhiều người đổ lỗi.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.