Kiến nghị giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp khi thực thi công cụ thu gom, tái chế bắt buộc
Phạm Sơn
Thứ bảy, 20/05/2023 - 18:29
14 hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vừa qua đã ký và phát hành văn bản góp ý về dự thảo văn bản quy định mức chi phí tái chế của Thủ tướng Chính phủ.
Kể từ ngày 1/1/2024, nghĩa vụ thu gom, tái chế bắt buộc thuộc công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) sẽ chính thức đi vào hiệu lực đối với nhiều nhóm hàng hóa, bao gồm bao bì, pin sạc, ắc quy, dầu, nhớt và săm, lốp xe.
Hiện tại, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường đang xây dựng dự thảo quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế cũng như chi phí quản lý hành chính phục vụ thực hiện thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu. Mới đây, 14 hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam đã cùng ký phát hành văn bản góp ý cho dự thảo này.
Xoay quanh vấn đề xác định định mức chi phí tái chế (Fs), nhóm các hiệp hội đưa ra một số khuyến nghị.
Thứ nhất, thay đổi định mức Fs. Dự thảo hiện tại được tính toán dựa trên giá trị trung bình của 2 đề xuất, bao gồm đề xuất của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) và đề xuất của Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam. Nhóm hiệp hội lập luận, 2 đề xuất này có sự khác biệt lớn về chi phí cấu thành, do đó lấy trung bình giữa 2 đề xuất là không có độ tin cậy.
Mặt khác, định mức Fs theo dự thảo cũng đang cao hơn nhiều so với mức trung bình của nhiều quốc gia khác. Các hiệp hội đề nghị tham khảo thêm đề xuất của Đại học Kinh tế quốc dân và của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) vào để xem xét, cân nhắc thêm.
Thứ hai, thay đổi hệ số điều chỉnh Fs (hệ số a trong công thức), áp dụng a bằng 0 cho vật liệu có giá trị thu hồi cao hơn chi phí tái chế. Theo lập luận của 14 hiệp hội, đối với vật liệu có giá trị thu hồi cao, nhà tái chế đã kiếm được lợi nhuận nên không cần thiết phải có sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp.
Đối với bao bì giấy hỗn hợp, bao bì mềm đơn hoặc đa vật liệu, các hiệp hội kiến nghị lấy Fs là mức trung bình trong đề xuất của PRO Việt Nam.
Thứ ba, đề nghị bỏ 3% chi phí quản lý hành chính ra khỏi công thức tính Fs vì điều này không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn luật.
Thứ tư, định mức Fs đang ở mức cao, có thể tăng giá với nhiều sản phẩm, ví dụ như tăng 1,36% giá nước uống đóng chai; 0,6% giá bia lon; 0,2% với sữa bịch…, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, đề xuất đánh giá nguy cơ tác động của chính sách này tới giá cả, người tiêu dùng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
Văn bản cũng đưa ra 4 khuyến nghị nhằm thực thi hiệu quả EPR, đồng thời giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, kiến nghị trong 2 năm đầu tiên là 2024 và 2025, chỉ tập trung hướng dẫn doanh nghiệp thực thi EPR và truy thu khoản đóng góp còn thiếu do doanh nghiệp kê khai chưa đủ, chưa đúng nhưng chưa áp dụng hình thức xử phạt.
Theo các hiệp hội, EPR là một chính sách rất mới, chưa được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia châu Á. Chính sách này cũng tương đối phức tạp bởi phạm vi điều chỉnh lên đến hàng nghìn loại sản phẩm, bao bì, do đó cần có hướng dẫn chi tiết hơn.
Mặt khác, một số loại bao bì, sản phẩm sau khi thải bỏ vẫn chưa có công nghệ tái chế hoặc chưa có đơn vị nhận tái chế, do đó doanh nghiệp chưa có sẵn giải pháp. Nếu áp dụng mức phạt cao sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp thay vì hướng đến thực thi một cách hiệu quả.
Thứ hai, cho phép doanh nghiệp kết hợp 2 phương án là tự tái chế và nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường trong cùng năm, thay vì phải lựa chọn 1 trong 2 hình thức. Theo đó, doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm giải pháp tái chế hiệu quả một số sản phẩm, bao bì tuy có tiềm năng tái chế nhưng rất phức tạp và chưa có giải pháp thực sự hiệu quả.
Nhóm hiệp hội lập luận, khi chưa có giải pháp phù hợp, doanh nghiệp phải đóng tiền vào quỹ nhưng quỹ cũng chưa thể hỗ trợ được. Nghịch lý này không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cũng không có ý nghĩa khuyến khích công nghiệp tái chế phát triển.
Thứ ba, nộp phí theo quyết toán số lượng thực tế khi kết thúc năm thay vì đóng tạm ứng vào đầu năm, vừa giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm, vừa giảm áp lực dòng tiền cho doanh nghiệp. Điều này đã được Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên môi trường ghi nhận và cho biết phải trình Chính phủ xem xét.
Cuối cùng, cần có chính sách ưu đãi đối với bao bì thân thiện với môi trường hoặc bao bì dùng vật liệu tái chế. Cụ thể, đối với bao bì đã sử dụng vật liệu tái chế, đề nghị được tính hệ số điều chỉnh bằng 0 và được tính là doanh nghiệp đã thực hiện trách nhiệm tái chế. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vật liệu tái chế, từ đó vừa giảm tiêu thụ tài nguyên, vừa tạo đầu ra cho ngành công nghiệp tái chế, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Đối với bao bì sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, đề nghị tính hệ số bằng 0,5, tức là giảm 50% trách nhiệm tài chính theo chính sách EPR. Theo các hiệp hội, quan điểm này đã được Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khuyến nghị áp dụng rộng rãi trong EPR và được một số nền kinh tế như Đài Loan, EU áp dụng.
Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng kiến nghị một số điều liên quan đến tháo gỡ rào cản liên quan đến quy định trách nhiệm tái chế đối với nhà sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy; quy định hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm chưa tái chế được; làm rõ nghĩa vụ đối với bao bì chưa có giải pháp tái chế và kéo dài thời gian để doanh nghiệp, hiệp hội tiếp tục gửi ý kiến đóng góp.
Hơn 4 năm về trước, là một trong nhóm lãnh đạo Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) đi bôn ba khắp châu Âu để tìm kiếm công nghệ tái chế đạt chuẩn, ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành công ty, đã thực sự ấn tượng với tỷ lệ thu gom, tái chế chai nhựa lên đến 97% của quốc gia Bắc Âu Na Uy.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Võ Tuấn Nhân vừa ký thông bố số 185/TB-BTNMT về việc tiếp nhận đề nghị công bố của các tổ chức, đơn vị tái chế và tổ chức, đơn vị được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì.
Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được kỳ vọng sẽ tạo ra hỗ trợ cho các nhà tái chế đạt chuẩn về chất lượng cũng như đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động từ năm 1968, khi hầu như không có ai hiểu “tái chế để làm gì”, đến nay, tập đoàn Alba đã trở thành thương hiệu tái chế hàng đầu châu Âu. 55 năm sau đó, Alba đã bắt tay với VietCycle, doanh nghiệp Việt Nam tiên phong triển khai những giải pháp kinh tế tuần hoàn tạo ra đa giá trị, để xây dựng nhà máy tái chế nhựa đạt chuẩn trị giá hơn 50 triệu USD.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực