Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Tọa đàm "Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới" sẽ diễn ra vào sáng 8/12 tới tại Hà Nội nhằm góp phần tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc tồn tại cho các dự án điện gió.
Làn sóng đầu tư điện năng lượng tái tạo được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới với sự tham gia ngày càng rõ rệt của những tên tuổi lớn trong nước và thế giới.
Chiến lược phát triển, khuyến khích điện năng lượng tái tạo (trong đó có điện gió) của Chính phủ đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về quy mô đầu tư và công suất các dự án, làm thay đổi tỷ trọng công suất điện năng lượng tái tạo tham gia vào tổng công suất phát điện quốc gia.
Việc bùng nổ đầu tư điện năng lượng tái tạo đặt ra nhiều bài toán cho các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư trong tiến trình đảm bảo an ninh năng lượng, quản trị đầu tư và vận hành có hiệu quả.
Đặt trong bối cảnh các dự án điện tái tạo tiếp tục được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIIItới đây, việc tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ vướng mắc tồn tại thời gian qua, cũng như tạo cơ chế khuyến khích (trong đó giá bán điện là yếu tố quan trọng mang tính quyết định) cho các dự án điện gió thời gian tới là điều đặc biệt cần thiết đối với nhà quản lý, doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng.
Trước thực tế này, báo điện tử TheLEADER tổ chức tọa đàm “Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới” (vừa trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội vừa trực tuyến/online trên nền tảng công nghệ Zoom) nhằm tạo diễn đàn đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia và nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư bền vững và hiệu quả trong lĩnh vực điện gió.
Sự kiện là cơ hội để các bên kiến nghị, khuyến nghị tới cơ quan chức năng về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, triển khai thực hiện dự án (về thủ tục, chồng chéo giữa các Luật, các quy hoạch ngành, nghiệm thu/vận hành công nhận COD).
Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ liên quan đến bài toán tài chính kinh doanh khi đối mặt với nhiều rủi ro: Dịch bệnh, đảm bảo tiến độ vận hành, bị tiết giảm công suất theo yêu cầu từ A0 (phụ tải thấp, lưới điện không đủ năng lực đấu nối, truyền tải; giá mua điện sau 31/10/2021, cơ chế giá điện cạnh tranh mông lung trong thời gian tới…).
Đề xuất cơ chế riêng cho các dự án được giãn tiến độ COD (nêu lên những ưu điểm, lợi ích cho năng lượng quốc gia, nền kinh tế, tránh đổ vỡ, rủi ro cho doanh nghiệp, ngân hàng). Sự kiện cũng sẽ mang tới cơ hội kết nối các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió, các quỹ đầu tư, định chế tài chính trong và ngoài nước…
Tham dự tọa đàm có đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), Hiệp hội Năng lượng Việt Nam; chuyên gia kinh tế, chuyên gia năng lượng; đại diện doanh nghiệp và nhà đầu tư: EVN, Công ty TNHH Tài Tâm, Tập đoàn T&T, BCG Energy, Công ty CP Tập đoàn Gelex… cùng đại diện 20 báo, truyền hình.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Ban tổ chức: Tạp chí điện tử TheLEADER
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 02432444359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn
Thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức
- Thời gian: Từ 8h30 – 11h30 ngày 08 tháng 12 năm 2021
(Từ 7h30 - 8h30 thực hiện test Covid đối với khách tham dự trực tiếp)
- Địa điểm: Phòng hội thảo Khách sạn Hà Nội, D8 Giảng Võ, đường Trần Huy Liệu, Ba Đình, Hà Nội.
- Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng Zoom
- Link đăng ký tham dự tọa đàm: TẠI ĐÂY
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Giá vàng đã giảm hai tuần liên tiếp. Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy xu hướng tiếp tục đi xuống khi thị trường dồn sự chú ý vào Fed và diễn biến đàm phán Mỹ – Trung.
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.