Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.
Tọa đàm "Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới" sẽ diễn ra vào sáng 8/12 tới tại Hà Nội nhằm góp phần tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc tồn tại cho các dự án điện gió.
Làn sóng đầu tư điện năng lượng tái tạo được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới với sự tham gia ngày càng rõ rệt của những tên tuổi lớn trong nước và thế giới.
Chiến lược phát triển, khuyến khích điện năng lượng tái tạo (trong đó có điện gió) của Chính phủ đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về quy mô đầu tư và công suất các dự án, làm thay đổi tỷ trọng công suất điện năng lượng tái tạo tham gia vào tổng công suất phát điện quốc gia.
Việc bùng nổ đầu tư điện năng lượng tái tạo đặt ra nhiều bài toán cho các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư trong tiến trình đảm bảo an ninh năng lượng, quản trị đầu tư và vận hành có hiệu quả.
Đặt trong bối cảnh các dự án điện tái tạo tiếp tục được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIIItới đây, việc tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ vướng mắc tồn tại thời gian qua, cũng như tạo cơ chế khuyến khích (trong đó giá bán điện là yếu tố quan trọng mang tính quyết định) cho các dự án điện gió thời gian tới là điều đặc biệt cần thiết đối với nhà quản lý, doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng.
Trước thực tế này, báo điện tử TheLEADER tổ chức tọa đàm “Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới” (vừa trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội vừa trực tuyến/online trên nền tảng công nghệ Zoom) nhằm tạo diễn đàn đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia và nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư bền vững và hiệu quả trong lĩnh vực điện gió.
Sự kiện là cơ hội để các bên kiến nghị, khuyến nghị tới cơ quan chức năng về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, triển khai thực hiện dự án (về thủ tục, chồng chéo giữa các Luật, các quy hoạch ngành, nghiệm thu/vận hành công nhận COD).
Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ liên quan đến bài toán tài chính kinh doanh khi đối mặt với nhiều rủi ro: Dịch bệnh, đảm bảo tiến độ vận hành, bị tiết giảm công suất theo yêu cầu từ A0 (phụ tải thấp, lưới điện không đủ năng lực đấu nối, truyền tải; giá mua điện sau 31/10/2021, cơ chế giá điện cạnh tranh mông lung trong thời gian tới…).
Đề xuất cơ chế riêng cho các dự án được giãn tiến độ COD (nêu lên những ưu điểm, lợi ích cho năng lượng quốc gia, nền kinh tế, tránh đổ vỡ, rủi ro cho doanh nghiệp, ngân hàng). Sự kiện cũng sẽ mang tới cơ hội kết nối các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió, các quỹ đầu tư, định chế tài chính trong và ngoài nước…
Tham dự tọa đàm có đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), Hiệp hội Năng lượng Việt Nam; chuyên gia kinh tế, chuyên gia năng lượng; đại diện doanh nghiệp và nhà đầu tư: EVN, Công ty TNHH Tài Tâm, Tập đoàn T&T, BCG Energy, Công ty CP Tập đoàn Gelex… cùng đại diện 20 báo, truyền hình.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Ban tổ chức: Tạp chí điện tử TheLEADER
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 02432444359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn
Thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức
- Thời gian: Từ 8h30 – 11h30 ngày 08 tháng 12 năm 2021
(Từ 7h30 - 8h30 thực hiện test Covid đối với khách tham dự trực tiếp)
- Địa điểm: Phòng hội thảo Khách sạn Hà Nội, D8 Giảng Võ, đường Trần Huy Liệu, Ba Đình, Hà Nội.
- Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng Zoom
- Link đăng ký tham dự tọa đàm: TẠI ĐÂY
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.
Đoàn công tác của Bộ Tài chính làm việc với Tập đoàn Intel và Tập đoàn Meta tại Hoa Kỳ, thảo luận tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cần kiểm soát chặt chẽ, minh bạch và tuân thủ pháp luật tuyệt đối.
Đề xuất bỏ quyền chất vấn của HĐND bị nhiều đại biểu Quốc hội phản đối, cho rằng điều này làm suy yếu cơ chế giám sát tư pháp địa phương và đi ngược tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kỳ vọng hoàn thành năm 2030.
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.
Tax Summit 2025 - Hội nghị thường niên về thuế năm 2025 quy tụ gần 500 doanh nghiệp, chuyên gia thuế để cùng thảo luận các thách thức và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.
Trong khi quản trị số được xem là động lực tăng trưởng đất nước, thì tại nhiều doanh nghiệp, khoảng 70% các nhà quản trị vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu.
Đoàn công tác của Bộ Tài chính làm việc với Tập đoàn Intel và Tập đoàn Meta tại Hoa Kỳ, thảo luận tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả, phòng tránh gian lận và nâng cao trải nghiệm thanh toán, vừa qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) ra mắt dịch vụ loa thanh toán – thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng vô vàn ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
Nếu thực sự có một 'Khoán 10' trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giống như những gì đã làm với nông nghiệp, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.
Trên hành trình “Kiến tạo cộng đồng sống thịnh vượng”, MIK Group tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong khi mang đến một định nghĩa hoàn toàn mới về chuẩn sống thượng lưu vượt thời gian – Timeluxe Living – tại dự án biểu tượng mới phía Tây Hà Nội: The Matrix One Premium.