Quốc tế

Thêm 1 quốc gia mắc kẹt vì nợ từ sáng kiến Vành đai, Con đường

Phương Linh Thứ ba, 10/09/2019 - 14:51

Chính quyền Pakistan dường như đang kéo các dự án thuộc sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc chậm lại dưới áp lực từ khoản nợ khổng lồ.

Cảng Gwadar là một trong những dự án nằm trong danh mục thuộc sáng kiến Vành đai, Con đường thực hiện tại Pakistan. Ảnh: Xinhua

Trước cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài cùng nỗ lực cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, các nhà hoạch định chính sách của Pakistan đang tiến hành chậm dần tiến độ các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường tại quốc gia này.

Được hình thành từ năm 2004, hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) nhằm mục tiêu xây dựng mối liên kết giữa khu vực Tân Cương và thành phố cảng Gwadar miền Nam Pakistan. Tổng chi phí của dự án này ước tính lên tới 60 tỷ USD.

Giám đốc CPEC Hassan Daud Butt cho biết giai đoạn 1 của nhiều dự án, bao gồm nâng cấp cảng Gwadar, nhà máy điện và xây dựng đường bộ, vẫn chưa được hoàn thành dù thời hạn được đặt ra đã kết thúc vào năm ngoái.

Điều này xảy ra tương tự với quá trình của các dự án thuộc giai đoạn 2, bao gồm thiết lập các khu kinh tế đặc biệt và khu công nghiệp khi thời gian hoạt động dự kiến ban đầu là vào năm 2020.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei, vị giám đốc không đưa ra lý do cho sự chậm trễ trên nhưng nhiều chuyên gia cho rằng phía chính phủ đã có cách tiếp cận chậm rãi đối với các dự án.

Pakistan gần như đã bỏ hết trứng vào "chiếc rổ" Trung Quốc. Việc đầu tư lớn của Bắc Kinh vào CPEC đã kéo theo việc nhập khẩu ồ ạt thiết bị và vật liệu từ quốc gia này, khiến Pakistan tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài.

Theo báo cáo được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công hố hồi tháng 7, tổng nợ phải trả của Pakistan ở mức khoảng 85.4 tỷ USD, trong đó 1/4 thuộc về chủ nợ là Trung Quốc.

Gia tăng nhập khẩu và trả nợ đã khiến dự trữ ngoại hối của quốc gia Nam Á này ở mức cực kỳ thấp vào năm ngoái.

Pakistan đã phải vay 16 tỷ USD từ nước ngoài trong năm tài chính 2018 - 2019 để tránh tình trạng bị hết ngoại tệ, trong đó, hơn 6,7 tỷ USD, tương đương gần 42% đến từ Trung Quốc. IMF đầu tháng 7 cũng thông qua khoản vay 6 tỷ USD dành cho nước này.

Đống nợ khổng lồ đang đè nặng trên vai khiến các dự án mới buộc phải chậm lại.

Khoản nợ từ các dự án nằm trong sáng kiến Một vành đai, một con đường của Trung Quốc cũng là lý do khiến Malaysia cách đây không lâu đã tịch thu tiền và dừng hàng loạt dự án của nhà thầu đến từ Bắc Kinh.

Cụ thể, nước này đã tịch thu hơn 1 tỷ ringgit, tương đương khoảng 243 triệu USD từ tài khoản ngân hàng của Công ty Kỹ thuật đường ống dầu khí Trung Quốc (CPP).

Nguyên nhân thu hồi khoản tiền trên là bởi CPP được chi trả để thực hiện 80% dự án nhưng lại chỉ hoàn thành 13% công việc.

Doanh nghiệp này đã giành được hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí dài 600 km dọc bờ biển phía Tây và 662 km đường ống dẫn khí tại Sabah của đảo Borneo từ chính quyền trước đó. 

Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Quốc tế -  5 năm
Chi phí lớn trong bối cảnh Malaysia đang phải chịu gánh nặng nợ cộng với việc triển khai chậm đã khiến quốc gia này dừng một loạt dự án đắt đỏ với Trung Quốc.
Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Quốc tế -  5 năm
Chi phí lớn trong bối cảnh Malaysia đang phải chịu gánh nặng nợ cộng với việc triển khai chậm đã khiến quốc gia này dừng một loạt dự án đắt đỏ với Trung Quốc.
Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam

Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 năm

Trung Quốc và nhà thầu Trung Quốc đang cho thấy sự tham gia mạnh mẽ vào ngành nhiệt điện than của Việt Nam nhưng tạo ra không ít hậu quả cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn từ phía cơ quan quản lý.

Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' của Trung Quốc

Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' của Trung Quốc

Quốc tế -  6 năm

Chính phủ Nhật Bản dự định hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' bằng cách hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác công tư (PPP). Động thái của Tokyo nhằm cải thiện quan hệ song phương với nước láng giềng.

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Tiêu điểm -  12 giờ

Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Phát triển bền vững -  13 giờ

Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.

VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện

VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.

Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương

Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương

Bất động sản -  13 giờ

Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.

Tín chỉ carbon chờ pháp lý

Tín chỉ carbon chờ pháp lý

Phát triển bền vững -  13 giờ

Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.