29 doanh nghiệp tạo tác động xã hội, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch sẽ nhận được khóa đào tạo 6 tháng và 100 triệu đồng vốn hạt giống để thử nghiệm, hoàn thiện mô hình kinh doanh, lan tỏa những giá trị tích cực.
Đại diện các doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhận hỗ trợ.
Năm 2013, Công ty CP Kym Việt được thành lập bởi doanh nhân Nguyễn Việt Hoài, với mục đích tạo công ăn việc làm và dạy nghề cho người khuyết tật. Chú trọng vào chất lượng thay vì “buôn nước mắt”, thương hiệu Kym Việt trở thành cái tên đáng tin cậy, sản phẩm của Kym Việt được lựa chọn làm tặng phẩm ngoại giao của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Green Connect được doanh nhân Huỳnh Hạnh Phúc sáng lập, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và kinh tế tuần hoàn theo mô hình “từ rác thải đến nông trại đến bàn ăn”. Công ty hiện đang triển khai 4 dự án, bao gồm sàn thương mại điện tử cho sản phẩm xanh Noda; ứng dụng đổi điểm xanh lấy quà xanh GreenPoints; máy xử lý rác thải hữu cơ thành phân compost trong 24 giờ Kompovi và mô hình xử lý rác hữu cơ từ ấu trùng ruối lính đen Larva Yum.
Green Connect, Kym Việt cùng một số cái tên khác như Vinasamex, Vụn Art, Truly Hue’s, mGreen… là những doanh nghiệp tiêu biểu cho mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam. Đối với những đơn vị này, kinh doanh không phải chỉ đem lại lợi nhuận mà còn là để phụng sự xã hội, hỗ trợ người yếu thế và lan tỏa giá trị tốt đẹp tới cộng đồng.
Tự nguyện gánh vác những trách nhiệm to lớn, đến khi đại dịch Covid-19 ập đến, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đại dịch từng bước được kiểm soát, tuy nhiên những khó khăn, thách thức vẫn tiếp tục bủa vây.
Không giống như những doanh nghiệp bình thường khác, đối với nhiều doanh nghiệp tạo tác động xã hội, việc dừng lại, bỏ cuộc gần như là không thể, bởi trên vai họ là những trách nhiệm cao cả, bởi đằng sau họ là những cộng đồng người yếu thế.
Chính vì lý do đó, Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư đã phối hợp với Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19.
Trải qua khoảng thời gian cân nhắc và đánh giá, 29 doanh nghiệp tạo tác động xã hội đã được chọn để tham dự gói hỗ trợ, trong đó có 20 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và 4 doanh nghiệp do người khuyết tật làm chủ. Các doanh nghiệp được chọn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và du lịch, tạo công ăn việc làm cho những nhóm yếu thế như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật.
Các doanh nghiệp này sẽ được tham gia đào tạo 1:1 trong 6 tháng với 3 vườn ươm là BizCare, Wise và Angle4Us, đồng thời nhận được 100 triệu đồng vốn hạt giống để thử nghiệm, hoàn thiện mô hình kinh doanh, nhân rộng và lan tỏa các tác động xã hội.
Nói về 29 doanh nghiệp tham gia gói hỗ trợ, ông Brian Allemekinders, Trưởng ban hợp tác phát triển, Đại sứ quán Canada, cho biết, các doanh nghiệp đều có những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng đi kèm với giải pháp kinh doanh hiệu quả.
Chính vì vậy, với gói hỗ trợ, ông Allemekinders kỳ vọng các doanh nghiệp tham gia sẽ được tạo đủ điều kiện nhân rộng mô hình, nâng cao năng lực, từ đó thích ứng tốt hơn với bối cảnh đầy biến động và góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển bền vững của Việt Nam.
Chương trình tìm kiếm, phát triển và đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động (Impact Challenge At SEA) hướng đến các doanh nghiệp tạo tác động Việt Nam tiềm năng trong lĩnh vực “xanh” và “số hóa”.
30 doanh nghiệp tạo tác động xã hội, doanh nghiệp do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ là đối tượng nhận được hỗ trợ từ Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19.
Doanh nghiệp tạo tác động xã hội ở Canada đã phát triển mạnh mẽ, góp sức giải quyết nhiều vấn đề của xã hội và ngày càng được ghi nhận sau hành trình 10 năm phát triển.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.