Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Tình trạng thiếu hụt vắc xin Covid-19 sẽ đe dọa tới công tác ngăn ngừa đại dịch của khoảng 60 quốc gia nghèo và đang phát triển.
Vắc xin được hy vọng là vũ khí mạnh nhất giúp nhân loại ứng phó với đại dịch Covid-19, chấm dứt cơn ác mộng đã phủ bóng đen lên toàn cầu trong suốt hơn 1 năm qua.
Hiện tại, ở Mỹ và châu Âu, những khu vực từng chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 vào năm 2020, tình hình đã trở nên ổn định. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia châu Á, dịch bệnh lại bùng phát mạnh mẽ và diễn biến phức tạp hơn bao giờ hết.
Một trong những nguyên nhân được cho là đến từ việc chậm trễ triển khai vắc xin. Các quốc gia châu Á hầu hết đều khởi động chương trình tiêm phòng Covid-19 kể từ tháng 2/2021, trong khi Mỹ và châu Âu đã sử dụng vắc xin từ cuối năm 2020.
Dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ tại châu Á, gây ra rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng là lúc các chính phủ nỗ lực đẩy mạnh triển khai vắc xin. Một số doanh nghiệp tại Việt Nam và Đài Loan cũng đưa ra đề xuất tự mua vắc xin để tiêm cho nhân viên để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì.
Tuy nhiên, cả chính quyền và doanh nghiệp tại châu Á đều đang phải đối mặt với nỗi lo khi việc tiếp cận nguồn cung ứng vắc xin ngày càng trở nên khó khăn về cả số lượng và khâu vận chuyển.
Nguồn cung vắc xin đã bị xiết chặt kể từ tháng 4 vừa qua, khi Ấn Độ quyết định hạn chế xuất khẩu vắc xin được sản xuất tại quốc gia này để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước.
Tính đến hiện tại, Ấn Độ đã tiêm vắc xin cho hơn 200 triệu dân, tuy nhiên vẫn còn cần một lượng vắc xin khổng lồ để triển khai trên quy mô dân số hơn tỷ người, trong khi tình hình dịch bệnh tại quốc gia này vẫn vô cùng phức tạp.
Bảo quản vắc xin cũng là bài toán khó giải của khu vực châu Á, đặc biệt trong thời điểm mùa hè oi nóng, trong khi các nhiều loại vắc xin Covid-19 hiện nay yêu cầu phải được bảo quản lạnh. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 50% vắc xin các loại bị lãng phí do khó khăn trong khâu logistics.
Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) cảnh báo, tình trạng thiếu hụt vắc xin trên toàn cầu, hệ quả của sự bất bình đẳng trong phân phối cũng như khó khăn về logistics sẽ đẩy khoảng 60 quốc gia nghèo nhất thế giới vào tình trạng khó khăn.
Trong đó Triều Tiên, Haiti, Tanzania, Chad, Burundi và Eritrea là những quốc gia chưa nhận được bất cứ một liều vắc xin nào, theo AFP.
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung vắc xin đe dọa cả kế hoạch tiêm chủng của các nước phát triển. Nhiều bệnh viện tại thành phố Melbourne và Brunswick của nước Úc mới đây đã “cầu cứu” chính phủ vì không thể có đủ vắc xin đáp ứng cho nhu cầu tiêm chủng tăng cao đột biến, từ khoảng 2.300 liều lên hơn 20.000 liều mỗi ngày.
Đại diện Bộ Y tế đảo quốc Singapore mới đây cũng cho biết đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung vắc xin, cố gắng đảm bảo chương trình tiêm chủng hoàn thành vào cuối năm nay theo đúng kế hoạch.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, việc thiếu hụt nguồn cung vắc xin gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu (COVAX), làm giảm hiệu quả của các chương trình tiêm chủng đang được tiến hành trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, tính đến đầu tháng 6, hơn 1 triệu liều vắc xin đã được tiêm, hầu hết là cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. Theo thông tin từ Bộ Y tế, 170 triệu liều vắc xin đã được đặt hàng thành công và sẽ được chuyển về Việt Nam trong 2 quý cuối năm.
Từ ngày 2/6, các nhà mạng tại Việt Nam đồng loạt gửi tin nhắn kêu gọi người dân ủng hộ quỹ vắc xin phòng Covid-19, huy động nguồn lực cho nhập khẩu cũng như nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước. Lễ ra mắt quỹ vắc xin phòng Covid-19 được tổ chức vào tối ngày 5/6.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.