Thống đốc: Đã có giải pháp huy động vàng, USD trong dân

Thứ tư, 19/07/2017 - 08:00

Làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết đã có các giải pháp để huy động nguồn lực vàng, USD trong dân.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tại buổi làm việc. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 18/7, dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác đã nêu rõ 6 vấn đề mà Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải trình, làm rõ, trong đó có việc nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực USD trong dân.

Thống đốc cho biết các giải pháp điều hành vĩ mô tổng thể những năm qua là rất trúng, nhờ đó nguồn lực ngoại tệ đã chuyển hóa thành VND. Chẳng hạn năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào gần 10 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, một phần lớn là từ ngoại tệ nắm giữ trong dân, qua đó chuyển thành đồng Việt Nam và được người dân đưa trực tiếp một phần vào sản xuất kinh doanh, phần khác gửi vào các ngân hàng thương mại.

"Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào gần 10 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối"

“Chúng tôi cho rằng đây là giải pháp huy động nguồn lực tốt nhất trong điều kiện của chúng ta mà vẫn giữ được ổn định vĩ mô, không để những biến động ngoài tầm kiểm soát. Ngay cả với vàng, trong những năm qua chúng ta không mất ngoại tệ để nhập vàng, người dân cũng không đổ nguồn lực mua vàng như trước nữa, chuyển hóa nguồn lực vào nền kinh tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ các giải pháp cụ thể huy động các nguồn lực nhưng làm sao bảo đảm ổn định”, Thống đốc khẳng định.

Những năm qua, Việt Nam không mất ngoại tệ để nhập vàng

Tín dụng có thể tăng 18 - 20%

Thống đốc cũng cho biết, vừa qua, sau khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định thì nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất 0,5% cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên. Nhiều ngân hàng đã áp dụng chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất 5 - 6,5%/năm; sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay một số chương trình trung dài hạn với lĩnh vực ưu tiên xuống 8%/năm và lãi suất cho vay ngắn hạn với khách hàng tốt từ 4 - 5%/năm.

Đến ngày 30/6, tín dụng với nền kinh tế đã tăng 9,06%, cao hơn cùng kỳ 2015, 2016. Thống đốc khẳng định cơ cấu tín dụng chuyển dịch tốt, tập trung vào sản xuất kinh doanh, trong đó tín dụng cho một số ngành trọng điểm tăng cao hơn so với mức tăng chung như nông nghiệp nông thôn tăng 9,9%, công nghiệp tăng 10,34%. Những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát rất chặt thông qua giám sát, cảnh báo từ xa và kiểm tra tại chỗ.

“Tín dụng có thể tăng như chỉ đạo của Chính phủ là từ 18 - 20%, nhưng phải kiểm soát được ổn định vĩ mô, bảo đảm chất lượng tăng trưởng tín dụng, đưa tín dụng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ưu tiên. Ngân hàng Nhà nước sẽ linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến vĩ mô”, Thống đốc cho biết.

Riêng với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đến nay các ngân hàng đã cam kết cho vay 120 nghìn tỷ, giải ngân gần 33 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm rất vướng liên quan tới thế chấp tài sản trên đất.

Về sở hữu chéo, trong dự thảo đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo rất rõ hiện trạng. Trong đó, có trường hợp như Vietcombank hiện còn sở hữu cổ phần ở một số ngân hàng là để tạo thuận lợi cho tái cơ cấu các ngân hàng này, tuy nhiên vẫn phải thoái vốn theo quy định.

“Chúng tôi đã yêu cầu các ngân hàng khẩn trương thực hiện, chủ trương đã rất quyết liệt và rõ ràng, nhưng việc này phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan như tìm đối tác, giá thị trường…”, Thống đốc khẳng định.

Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng các giải pháp triển khai Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu, sau khi được phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc ngành ngân hàng để quán triệt. Đây sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay và những năm tới.

Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thanh toán và hoạt động của hệ thống ATM; cải cách thủ tục vay vốn…

Riêng với việc thực hiện Nghị định 67 về cho ngư dân vay đóng tàu, Thống đốc kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương tổng kết việc thực hiện chủ trương rất đúng nhưng hiện có nhiều vướng mắc này. Còn Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo, kiến nghị đầy đủ về các bất cập và hướng xử lý.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ nguyên nhân chậm trễ 5 nhiệm vụ trong tổng số 477 nhiệm vụ được giao tính từ đầu năm 2016 tới nay, gồm việc xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng tới năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đề xuất tăng vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi; và 3 nhiệm vụ được giao trong các văn bản mật.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu kết luận buổi kiểm tra. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dòng tiền đã hướng vào sản xuất

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, buổi kiểm tra giúp đôn đốc các cơ quan thực hiện nghiêm nhiệm vụ được giao và phối hợp tốt hơn. Tổ công tác cũng nắm bắt, báo cáo Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, trong đó nhiều vấn đề liên quan tới các bộ khác, không chỉ riêng Ngân hàng Nhà nước mà làm được.

Tổ công tác đánh giá cao việc điều hành chính sách tiền tệ trong 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, linh hoạt, thành công, góp phần ổn định vĩ mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, cơ cấu dòng tiền tốt hơn, thực sự đi vào sản xuất kinh doanh, những lĩnh vực ưu tiên.

Đặc biệt, Tổ công tác đánh giá cao sự chia sẻ của các ngân hàng thương mại với quyết tâm tiết kiệm chi phí để hạ lãi suất, từ đó vướng mắc, kêu ca của doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, Thống đốc cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành 80 nhiệm vụ còn lại chưa hoàn thành.

Ghi nhận những giải trình của Thống đốc về 6 vấn đề mà Thủ tướng yêu cầu, Tổ trưởng Tổ công tác  yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

“Trong đó, nhiệm vụ số 1 vẫn là tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất, nhưng phải làm sao tăng đều qua các quý, không dồn toa vào cuối năm, tín dụng hướng vào sản xuất kinh doanh, vào doanh nghiệp khởi nghiệp, đầu tư hạ tầng, đồng thời vẫn kiểm soát được lạm phát, ổn định vĩ mô”, Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh.

Cùng với đó, sớm báo cáo Thủ tướng các giải pháp thực hiện Nghị quyết về xử lý nợ xấu, giải tỏa cục máu đông trong 5 năm tới; đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, xử lý sở hữu chéo….

“Còn việc huy động nguồn lực trong dân rất quan trọng, Nghị quyết phiên họp Chính phủ vừa rồi cũng đã yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước phải tính toán cho hợp lý, đừng để tiền chảy ra nước ngoài”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.

Vướng mắc lớn nhất với gói 100.000 tỷ
Tại buổi làm việc, đại diện các ngân hàng thương mại lớn đã báo cáo các kết quả đạt được thời gian qua. Tuy nhiên, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng đề nghị các ngân hàng tập trung làm rõ về các vướng mắc chính sách hiện hành.
Theo ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Agribank, vướng mắc lớn nhất hiện nay trong cho vay nông nghiệp công nghệ cao là tài sản thế chấp. Vì đầu tư cho lĩnh vực này rất lớn, có thể lên tới 30-40 tỷ đồng mỗi ha, nhưng các tài sản trên đất lại không được thế chấp vay vốn.
“Lúc được mùa thì các tài sản này rất giá trị, nhưng gặp thiên tai, mất mùa thì không đáng bao nhiêu, kể cả nhà máy tới 500 tỷ đồng nhưng mất mùa thì cũng thế”, ông Khánh giãi bày.
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết thêm về vướng mắc pháp lý này. Đó là tài sản trên đất thuê trả tiền hàng năm thì không được cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, nên khi đưa ra thế chấp thì không được chấp nhận. Chính phủ đã đưa vấn đề này vào Nghị quyết, giao NHNN phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu tháo gỡ.
Ngoài ra, ông Khánh cũng kiến nghị một số vấn đề về thủ tục, chẳng hạn như theo quy định hiện hành, để kỷ luật nghỉ việc người lao động thì trong cả hệ thống Agribank chỉ duy nhất ông được phép ký, nhưng “với 40.000 lao động thì chỉ riêng việc ký này cũng đủ ốm”.
Một thông tin đáng chú ý khác, Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Lê Đức Thọ cho biết hiện đang phối hợp với Sở Công Thương TPHCM tổ chức trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tại các tỉnh phía Nam.


Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải trình 6 vấn đề

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải trình 6 vấn đề

Tài chính -  7 năm

Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải trình, đưa giải pháp về 6 vấn đề như: Không nên để tín dụng “chảy” vào một số 'đại gia' lớn; có giải pháp huy động nguồn lực USD trong dân…

Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này

Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này

Tài chính -  1 ngày

Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  1 ngày

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tài chính -  4 ngày

Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  5 ngày

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Tài chính -  6 ngày

Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.

Dòng vốn tỷ đô đang xô bờ biển Vũng Tàu

Dòng vốn tỷ đô đang xô bờ biển Vũng Tàu

Bất động sản -  42 phút

Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến mới của dòng vốn địa ốc phía Bắc. Hưởng lợi từ hạ tầng kết nối, quỹ đất rộng và sức bật du lịch, địa phương này thu hút loạt “ông lớn” như BRG, Sun Group, Gold Coast Holdings... trong cuộc đổ bộ chiến lược vào thị trường phía Nam.

Cọng rau, mảnh vải ở chợ 'lên đời' hóa đơn điện tử

Cọng rau, mảnh vải ở chợ 'lên đời' hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp -  1 giờ

Yêu cầu về hóa đơn điện tử đặt ra thách thức mới với các tiểu thương truyền thống, khi không chỉ thay đổi về tư duy kinh doanh, lẫn hệ thống công nghệ bán hàng.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm tiếp tục rút khỏi HĐQT Sacombank

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm tiếp tục rút khỏi HĐQT Sacombank

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Khoảng 1 tháng sau khi từ nhiệm vị trí tổng giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm vừa tiếp tục rút khỏi HĐQT ngân hàng này.

Vietjet đặt hàng 100 máy bay A320/A321neo mới

Vietjet đặt hàng 100 máy bay A320/A321neo mới

Doanh nghiệp -  1 giờ

Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus ngày 17/6, tại Paris, đã công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.

Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu

Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu

Tiêu điểm -  1 giờ

Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.

Chuyển mình đón khách, doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho cuộc bứt phá mới

Chuyển mình đón khách, doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho cuộc bứt phá mới

Tiêu điểm -  1 giờ

Các doanh nghiệp du lịch đã và đang chuẩn bị cho một cuộc bứt phá mới, kỳ vọng tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Royal Symphony: Đêm nhạc tri ân của Danko Group dành cho cư dân

Royal Symphony: Đêm nhạc tri ân của Danko Group dành cho cư dân

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Đêm nhạc Danko Concert "Royal Symphony – Dạ khúc hoàng gia" diễn ra tối 14/6 tại khu đô thị Danko City, TP. Thái Nguyên đã đưa khán giả bước vào một thế giới âm nhạc lung linh, đầy sắc màu và ngập tràn cảm xúc.