Thu hồi nợ đọng xây dựng cơ bản, đảm bảo 2020 sẽ trả hết nợ đọng

An Nhiên - 06:01, 01/11/2017

TheLEADERKế hoạch đầu tư công 2018 nên được sắp xếp lại để dành nguồn triển khai 2 dự án quan trọng quốc gia, bố trí thu hồi tối thiểu 30% nợ xây dựng cơ bản và vốn ứng trước để đảm bảo hết 2020 trả hết nợ đọng và thu hồi vốn ứng theo số liệu Quốc hội đã quyết nghị.

Thu hồi nợ đọng xây dựng cơ bản, đảm bảo 2020 sẽ trả hết nợ đọng
Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm thuộc đoàn Phú Thọ.

'Thu hồi tối thiểu 30% nợ xây dựng cơ bản và vốn ứng trước để đảm bảo hết 2020 sẽ trả hết nợ đọng'

Về dự toán ngân sách 2018, tại Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Hoàng Quang Hàm thuộc đoàn Phú Thọ cho biết, trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, phần lớn là tiền vay nhưng phân bổ chi đầu tư phát triển dàn trải, các ưu tiên cho mục tiêu phát triển cơ cấu lại nền kinh tế bố trí chậm, không đủ vốn.

80.000 tỷ để đành cho các công trình quan trọng quốc gia nhưng đã 3 năm kể cả năm 2018 chưa bố trí và giải ngân được vốn.

Ngân sách trung ương hạn hẹp 2015, 2016 đều hụt thu. Khó khăn trong bố trí cho các công trình dự án quan trọng nhưng hỗ trợ chi đầu tư cho địa phương dàn trải vượt quy định của Luật Ngân sách nhà nước, quy định không quá 30% nhưng dự toán 2018 bố trí 46,29%. Theo đại biểu, các vấn đề trên Chính phủ cần nhìn nhận nghiêm túc, có giải pháp khắc phục nếu muốn đạt các mục tiêu phát triển.

Đại biểu Quang Hàm cho biết thêm, bội chi cao, nợ công sát trần, thu ngân sách dự báo không đạt kế hoạch trung hạn, nhưng kỷ luật tài khóa chưa nghiêm, nợ công dự báo đến năm 2020 khoảng 4,2 triệu tỷ; trả lãi vay hàng năm chiếm khoảng 7 đến 8 % tổng chi ngân sách nhà nước.

Bình quân một năm trả lãi hơn 100.000 tỷ xấp xỉ 1/2 số tiền bán vốn nhà nước trong 5 năm. Khả năng trả nợ rất khó khăn, ngân sách trung ương nhiều năm không có thặng dư để trả nợ, phải vay đáo nợ làm quy mô nợ tăng nhanh, nợ chồng lên nợ. Dự báo đến năm 2020 vẫn không khắc phục được, nguồn trả nợ vẫn từ nguồn vay mới và lên tới 252.000 tỷ. Nợ công là thế nhưng nhiều năm nay tăng thu tiết kiệm chi, chưa ưu tiên giảm bội trả nợ.

Tinh giản biên chế không đạt mục tiêu nên thực hiện giảm chi bộ máy không hiệu quả. Hai năm 2015, 2016 khối hành chính giảm được 0,83%, còn quá xa so với mục tiêu là 2021 giảm 10%.

Thực hiện tự chủ các đơn vị sư nghiệp triển khai chậm và hiệu quả thấp nên giảm chi ngân sách không cao, còn thiếu 5/7 nghị định để triển khai chủ trương chuyển phí thành giá tạo giải pháp để giảm trừ chi ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu lớn, bất cập nên các đơn vị sự nghiệp của Trung ương khối y tế giảm chi được 90 tỷ, khối giáo dục giảm được 153 tỷ.

Qua thanh tra, kiểm toán còn nhiều dự án, nhiều khoản chi sai suất toán thu hồi vốn ODA là vốn vay, ký vay cứ ký, nhưng không bố trí đủ dự toán dẫn đến chưa đủ, chưa sử dụng để đầu tư, nhưng vẫn phải trả phí cam kết.

Công trình kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, kế hoạch trung hạn bố trí 300.000 tỷ đồng vốn ODA mới chỉ đáp ứng được 70-80% cam kết đã ký. Nếu tính cả các hiệp định mới ký thêm thì đáp ứng được khoảng 62-65%. Nhưng việc ký thêm các hiệp định mới vẫn đang diễn ra và chưa đánh giá tác động lên nợ công một cách thỏa đáng. Năm 2015-2016 đã bổ sung dự toán, đã quyết toán, nhưng kỳ họp này vẫn xin bổ sung dự toán ODA 14 ngàn tỷ đồng. Tình trạng này kéo dài nhiều năm và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Bên cạnh những nội dung quản lý ngân sách, ODA nợ công bất cập, yếu kém như trên, chính sách thu cũng chậm thay đổi để đảm bảo nguồn chi và cân đối ngân sách. Nhiều nội dung ảnh hưởng nghiêm trọng đến chỉ tiêu an toàn nợ công và kế hoạch trung hạn, chưa minh bạch và báo cáo rõ số liệu với Quốc hội như số tiền quỹ tích lũy đáp ứng trả nợ thay các dự án vay lại, dự án Chính phủ bảo lãnh chậm trả hoặc không trả được nợ. Các dự án BT trả chậm vào ngân sách đã và sẽ đến thời hạn trả nợ.

Sau khi chỉ ra các bất cập hạn chế hiện tại, đại biểu Hoàng Quang Hàm đề nghị, Chính phủ cần kịp thời cải cách chính sách thu, thực hiện nghiêm chủ trương giảm biên chế, giao dự toán theo đúng biên chế được giao, đẩy nhanh quá trình đổi mới cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp để giảm chi ngân sách.

Thêm vào đó, cân nhắc cắt giảm 13.000 tỷ đồng trái phiếu chưa phẩn bổ, nếu với dự toán vay ODA và phát hành trái phiếu năm 2018, cộng với số dư năm 2017 không thể giải ngân hết, chuyển sang sẽ khó giữ được bội chi năm 2018.

Kế hoạch đầu tư công 2018 nên được sắp xếp lại để dành nguồn triển khai 2 dự án quan trọng quốc gia, bố trí thu hồi tối thiểu 30% nợ xây dựng cơ bản và vốn ứng trước để đảm bảo hết 2020 trả hết nợ đọng và thu hồi vốn ứng theo số liệu Quốc hội đã quyết nghị, đảm bảo vốn đầu tư của ngân sách trung ương bố trí có mục tiêu không quá 30% theo quy định của Luật Ngân sách hỗ trợ cho địa phương, tăng vốn cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 21 chương trình mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định.