Thủ phạm phân lô bán nền tràn lan và chiếm dụng vốn trái phép

An Chi Thứ ba, 16/07/2019 - 09:25

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, giới đầu nậu và doanh nghiệp bất động sản "bất lương" đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp để phân lô bán nền tràn lan và chiếm dụng vốn của khách hàng thông qua thoả thuận đặt cọc.

Chưa có quy định điều chỉnh "phân lô bán nền nhưng không hình thành dự án".

Nhiều bất cập trong hệ thống pháp luật

Trước tình trạng phân lô bán nền tràn lan và các đợt sốt đất ảo diễn ra liên tiếp tại nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian gần đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng, thủ phạm chủ yếu do là giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản "bất lương" đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của khách hàng để trục lợi.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do hệ thống pháp luật hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập. Theo đó, Luật Kinh doanh bất động sản chỉ điều chỉnh các hành vi kinh doanh bất động sản kể từ thời điểm các bên đã giao kết hợp đồng, nhưng không điều chỉnh các hành vi xảy ra trước thời điểm ký kết hợp đồng kinh doanh. Luật điều chỉnh loại hình "dự án", nhưng chưa có các quy định điều chỉnh loại hình "phân lô bán nền mà không hình thành dự án".

Bên cạnh đó, chế định "đặt cọc" tại Bộ Luật Dân sự nhằm mục đích bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, trong đó, có hành vi đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng trước thời điểm ký kết hợp đồng. Song, Luật Kinh doanh bất động sản lại không có quy định về "đặt cọc" là điểm bất cập lớn.

Lợi dụng các kẽ hở này, các đầu nậu đã bán nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, sử dụng các phương thức như thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ; thỏa thuận góp vốn; thỏa thuận hợp tác đầu tư; thỏa thuận hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật dân sự với giá trị đặt cọc lớn, gây rủi ro cho khách hàng.

Một điểm bất cập nữa trong quá trình thực thi pháp luật là các Sở Xây dựng chưa quản lý được chất lượng nhân viên môi giới. Cả nước có khoảng 300.000 nhân viên môi giới nhưng chỉ có khoảng 30.000 người có chứng chỉ hành nghề, tương đương với khoảng 10% nhân viên môi giới đã qua đào tạo. Điều này dẫn đến hoạt động môi giới bị thả nổi, chất lượng thấp, thiếu tính chuyên nghiệp gây ra thiệt hại cho khách hàng và tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Đối với Bộ Luật Dân sự, ông Châu cho rằng, các quy định của Luật Dân sự còn nhiều bất cập. Bộ luật này không quy định tỷ lệ hoặc giới hạn của giá trị đặt cọc trên giá trị của hợp đồng hoặc hợp đồng dự kiến giao kết mà do các bên tự thỏa thuận.

Lợi dụng điều khoản này, các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật đã thỏa thuận đặt cọc với khách hàng và nhận tiền đặt cọc với giá trị lớn, gây thiệt hại cho khách hàng. Hơn nữa, việc nhận đặt cọc với giá trị lớn cũng không phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản bởi luật này quy định chủ đầu tư dự án bất động sản hình thành trong tương lai chỉ được thu lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai cũng không có quy định về tách thửa đất nông nghiệp và các loại đất khác, mà chỉ có quy định về tách thửa đất ở nông thôn, đất ở đô thị nhưng bất cập là tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ lại cho phép tách thửa đối với từng loại đất. Trong đó, có đất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan.

Cần bỏ quy định tách thửa đất nông nghiệp và các loại đất khác

Để ngăn chặn các đợt sốt đất ảo, chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền trái phép tràn lan, ông Châu đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật để khắc phục các bất cập hiện nay.

Trong đó, ông Châu đề nghị bổ sung "nền nhà, đất nền" vào Khoản 4 Điều 3 và Khoản 1 Điều 54 Luật Kinh doanh bất động sản để thống nhất quản lý loại sản phẩm "nền nhà, đất nền" hình thành trong tương lai; đồng thời bổ sung quy định về "thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ; thỏa thuận góp vốn" trong giai đoạn trước khi ký hợp đồng bán nhà, nền nhà, đất nền hình thành trong tương lai trong Luật Kinh doanh bất động sản để thống nhất quản lý.

Đồng thời, bổ sung quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản về giá trị đặt cọc không vượt quá 5% giá tạm tính của sản phẩm bất động sản.

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cũng đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động môi giới bất động sản, yêu cầu nhân viên môi giới phải được đào tạo và phải có chứng chỉ hành nghề môi giới theo quy định của pháp luật thì mới được hoạt động dịch vụ.

Đối với Bộ Luật Dân sự, ông Châu đề nghị bổ sung quy định trường hợp "đặt cọc" để bảo đảm giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì phải vừa tuân thủ quy định của Bộ Luật Dân sự, phải vừa tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành. Trong trường hợp "đặt cọc" để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán bất động sản hình thành trong tương lai, các pháp nhân phải vừa tuân thủ quy định của Bộ Luật Dân sự, vừa tuân thủ quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.

Đối với Luật Đất đai, ông Châu kiến nghị bãi bỏ quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ "Bổ sung Điều 43d" (Điều mới) vào Nghị định 43/2014/NĐ-CP cho phép "tách thửa đối với từng loại đất", trong đó có đất nông nghiệp, dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan.

Chủ tịch HoREA cũng đề nghị các cơ quan nhà nước, UBND các tỉnh vào cuộc quyết liệt sẽ sớm lập lại trật tự, hạ sốt ảo và xử lý nghiêm minh các trường hợp đầu nậu, doanh nghiệp núp bóng người sử dụng đất để thực hiện tách thửa, phân lô bán nền, huy động vốn trái pháp luật trên địa bàn. 

Cảnh báo cơn sốt đất nền như 'bom nổ chậm'

Cảnh báo cơn sốt đất nền như 'bom nổ chậm'

Bất động sản -  5 năm
Theo GS. Đặng Hùng Võ, các nhà đầu tư nên cẩn trọng với cơn sốt đất nền, tránh trường hợp ôm phải 'quả bom nổ chậm'.
Cảnh báo cơn sốt đất nền như 'bom nổ chậm'

Cảnh báo cơn sốt đất nền như 'bom nổ chậm'

Bất động sản -  5 năm
Theo GS. Đặng Hùng Võ, các nhà đầu tư nên cẩn trọng với cơn sốt đất nền, tránh trường hợp ôm phải 'quả bom nổ chậm'.
Dấu hiệu bất thường trong những cơn sốt đất

Dấu hiệu bất thường trong những cơn sốt đất

Bất động sản -  5 năm

Theo nhiều chuyên gia, khi thị trường tràn ngập thông tin về sốt đất, nhà nhà đổ xô đi mua đất là dấu hiệu cho thấy sốt đất sắp "sập".

Môi giới lệch chuẩn chính là 'thủ phạm' gây sốt đất, bong bóng bất động sản

Môi giới lệch chuẩn chính là 'thủ phạm' gây sốt đất, bong bóng bất động sản

Bất động sản -  5 năm

Đội ngũ các môi giới bất động sản hoạt động không chuyên nghiệp, lệch chuẩn là nguyên nhân chính tạo nên các cơn sốt đất, tung tin thất thiệt, thiếu chính xác, đẩy rủi ro cho khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước lưu ý việc cấp tín dụng tại các khu vực sốt đất

Ngân hàng Nhà nước lưu ý việc cấp tín dụng tại các khu vực sốt đất

Tài chính -  5 năm

Văn bản mới đây của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng triển khai hiệu quả công tác tín dụng năm 2019, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Sốt đất nền: Loanh quanh toàn đầu cơ, rất ít giao dịch thực

Sốt đất nền: Loanh quanh toàn đầu cơ, rất ít giao dịch thực

Bất động sản -  5 năm

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cơn sốt đất nền tại nhiều địa phương trên cả nước thời gian gần đây chủ yếu do các nhà đầu cơ mua đi bán lại với nhau, người mua ở thực rất ít.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  56 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  2 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  2 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  4 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.