Thủ tướng chỉ cách xây dựng hệ sinh thái đầu tư bền vững

Nhật Hạ Thứ sáu, 29/04/2022 - 10:35

Sự đồng hành của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Thủ tướng kỳ vọng nhà đầu tư ‘nói thật, làm thật, hiệu quả thật’, không ‘đánh bóng hình ảnh’, tránh tình trạng ‘ký kết rầm rộ, hoành tráng’ nhưng không triển khai được nhiều trong thực tế, gây mất niềm tin.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022. Ảnh: Nhật Bắc

Nhận định vai trò quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái đầu tư tại các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 13 vấn đề lớn song hành trong quá trình xây dựng và phát triển môi trường đầu tư tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022 vào chiều 28/4.

Quá trình này cần hướng tới mục tiêu 12 chữ: “Công khai, minh bạch, bình đẳng, an toàn, hiệu quả, bền vững”.

Thứ nhất, phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh ‘lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lưc phát triển, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, các giá trị văn hóa, đạo đức và môi trường sinh thái để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thứ hai, phải xây dựng thế chế, cơ chế, chính sách minh bạch, công khai, ổn định.

Tình hình diễn biến rất nhanh, khó lường, do đó phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để hoàn thiện thể chế.

Thứ ba, thực hiện các đột phá chiến lược về hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế. Thủ tướng nhấn mạnh các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà đầu tư đều có trách nhiệm trong thực hiện các đột phá này.

Trong đó, hạ tầng giao thông cần được phát triển đồng bộ và hiện đại. Như tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cần ưu tiên đường bộ cao tốc, cảng biển trong bối cảnh lượng hàng xuất khẩu của vùng này rất lớn, đặc biệt là nông sản, thủy sản… Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.

Trong khi thực hiện các khâu đột phá này, Thủ tướng cho rằng chỉ Trung ương và chỉ địa phương đều không thể làm được, do đó cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính sự, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư… trên tinh thần ‘lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ giữa các bên.

Thứ tư, phải coi trọng công tác quy hoạch. Theo đó, công tác quy hoạch phải đi trước một bước, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển, với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược.

Thủ tướng nêu rõ đổi mới để tạo ra không gian phát triển mới, động lực tăng trưởng mới, tạo công ăn, việc làm cho người lao động, tạo ra những con người mới. Phải có tư duy đột phá thì mới mang lại nguồn lực đột phá, mới có thể "đi sau về trước". Muốn phát triển bền vững thì phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Quy hoạch phải tìm ra và phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương, khắc phục được những mâu thuẫn, thách thức, tồn tại, hạn chế, bất cập. Cùng với việc phát huy những thành quả, tiềm năng đã có, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, cần phải chủ động tạo ra những cơ hội phát triển mới, sức hút mới từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng cho rằng, các nhà đầu tư sẽ nghiên cứu những điều này, soi chiếu vào tầm nhìn của họ, nếu thấy đúng, trúng, hai bên gặp nhau thì sẽ tự tìm đến đầu tư.

Ông nhắc lại cách đây khoảng 20 năm, ông đã từng tiếp đại diện của Tập đoàn Intel, họ chỉ hỏi một câu là trong 48 tiếng đồng hồ, sản phẩm của họ có thể đi khắp thế giới được không. Thủ tướng cho biết khi đó, ông không trả lời được câu hỏi này và việc đầu tư của Intel khi đó chưa thể tiến hành.

Thứ năm, giải quyết tốt các vấn đề chiến lược có tính toàn cầu, toàn dân như ứng phó dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu với các vấn đề như xâm nhập mặn, nước biển dâng, sụt lún, sạt lở, thay đổi dòng chảy… tại khu vực ĐBSCL.

Giải quyết được vấn đề của tỉnh thì sẽ góp phần giải quyết các vấn đề của cả nước, vấn đề toàn cầu. Phải xử lý được các vấn đề này thì các nhà đầu tư mới yên tâm tìm đến.

Theo Thủ tướng, “phải nói thẳng với các nhà đầu tư, rằng Việt Nam trải qua chiến tranh kéo dài, là nước đang phát triển, vậy thì phải hỗ trợ Việt Nam để việc ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng bảo đảm công bằng, công lý…”

Thứ sáu, phải chọn vấn đề ưu tiên, có tác động lan tỏa lớn, bền vững để làm trước.

Làm từng bước chắc chắn, đi từ nhỏ đến lớn, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, chọn vấn đề trọng tâm, trọng điểm, phải xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện, vừa có tính ổn định, vừa có tính linh hoạt, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, người dân.

Thứ bảy, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Thủ tướng cho rằng, các nhà đầu tư đều mong muốn đến một đất nước có nền kinh tế độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào bên ngoài. Nhưng độc lập tự chủ không có nghĩa là tự cung, tự cấp mà phải hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả, là bạn bè tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Tinh thần dựa vào nội lực (con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử - văn hóa) là quyết định, chiến lược, cơ bản, lâu dài, xác định nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.

Cùng với đó, luôn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn (thu – chi ngân sách, xuất nhập khẩu, năng lượng, lương thực – thực phẩm, cung cầu lao động).

Thủ tướng cũng lưu ý các tỉnh phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, mảnh đất của mình, không trông chờ, ỷ lại.

Thứ tám, sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, vừa là vinh dự của các cấp, các ngành.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phải quan tâm, bám sát, "lao tâm, khổ tứ" để cùng làm với địa phương, chống xin – cho.

Thứ chín, sự đồng hành của doanh nghiệp.

Thủ tướng mong các nhà đầu tư làm việc với các địa phương trên tinh thần "nói thật, nghĩ thật, làm thật, hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật", không "đánh bóng hình ảnh", tránh tình trạng "ký kết rầm rộ, hoành tráng, chỗ nào cũng xuất hiện" nhưng không triển khai được nhiều trong thực tế, gây mất niềm tin. Cùng với đó, phải chống tiêu cực, tham nhũng, chống "chạy chọt" dự án, đất đai, sai phạm về môi trường…

"Chỗ nào đẹp nhất mà quy hoạch làm bất động sản thì bán một lần là hết. Trước hết, phải thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm, thì mới có người đến làm, có người đến làm thì mới có người đến ở, có người đến ở thì mới có người mua nhà, như vậy thì phát triển bất động sản mới bền vững. Chưa có sản xuất kinh doanh đã nghĩ đến việc bán nhà thì bất động sản không thể phát triển bền vững", Thủ tướng lưu ý.

Thứ mười, sự ủng hộ của người dân.

Thủ tướng đề nghị người dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; mặt khác, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trên cơ sở hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, đồng thời bảo đảm nơi tái định cư mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, năm sau tốt hơn năm trước.

“Khi tư tưởng đã thông thì người dân sẽ đồng tình, ủng hộ, sẵn sàng nhường mặt bằng cho các dự án”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Mười một, vấn đề huy động nguồn lực.

Theo đó cần đa dạng hóa, huy động tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác công - tư, đồng thời huy động vốn qua các kênh hợp pháp như tín dụng ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu, ODA…

Thủ tướng cho rằng, “vừa qua, đã xảy ra một số vi phạm liên quan tới các thị trường này, nhưng cần khẳng định đây chỉ là thiểu số, chúng ta phải cương quyết xử lý để làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ các nhà đầu tư chân chính, không hình sự hóa các quan hệ dân sự - kinh tế”.

Mười hai là vấn đề truyền thông.

Thủ tướng lưu ý một số nơi chưa coi trọng công tác truyền thông. Phải đầu tư hơn nữa cho công tác truyền thông, không để khủng hoảng truyền thông.

Mười ba, việc tổ chức thực hiện trên cơ sở lựa chọn trọng tâm, trọng điểm cho đúng, trúng, thực hiện đúng quy định của pháp luật, đồng thời tăng cường gặp gỡ, trao đổi giữa các bên liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, rà soát thể chế, cơ chế, chính sách, đề xuất với các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền để hoàn thiện, bổ sung, huy động sức mạnh của người dân và doanh nghiệp.

Nhà đầu tư ngoại 'không bất ngờ' khi Quảng Ninh đứng đầu PCI

Nhà đầu tư ngoại 'không bất ngờ' khi Quảng Ninh đứng đầu PCI

Tiêu điểm -  2 năm
Với sự phát triển nhanh, mạnh về mọi mặt như hiện nay, đặc biệt trong nỗ lực cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, Quảng Ninh đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Nhà đầu tư ngoại 'không bất ngờ' khi Quảng Ninh đứng đầu PCI

Nhà đầu tư ngoại 'không bất ngờ' khi Quảng Ninh đứng đầu PCI

Tiêu điểm -  2 năm
Với sự phát triển nhanh, mạnh về mọi mặt như hiện nay, đặc biệt trong nỗ lực cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, Quảng Ninh đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Chọn bất động sản nào để đầu tư trước rủi ro lạm phát?

Chọn bất động sản nào để đầu tư trước rủi ro lạm phát?

Bất động sản -  2 năm

Nếu lạm phát tăng quá cao, không phải phân khúc bất động sản nào cũng là kênh đầu tư an toàn và được hưởng lợi.

Bộ trưởng Tài chính: Tạo điều kiện để doanh nghiệp, nhà đầu tư khắc phục sai phạm

Bộ trưởng Tài chính: Tạo điều kiện để doanh nghiệp, nhà đầu tư khắc phục sai phạm

Tài chính -  2 năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc mới đây đã trả lời báo chí liên quan tới những giải pháp của Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều biến động.

Cơn bĩ cực của nhà đầu tư chứng khoán

Cơn bĩ cực của nhà đầu tư chứng khoán

Tài chính -  2 năm

Thị trường chứng khoán “đỏ lửa” ngay trong “mùa” đại hội cổ đông đang diễn ra sôi động khiến giới đầu tư bất ngờ bởi lâu nay, đây vẫn là giai đoạn được nhiều người lựa chọn làm chiến lược để “hái quả” nhờ hiệu ứng tích cực từ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.

Cho vay đầu tư cổ phiếu tại các công ty chứng khoán tăng trưởng chậm

Cho vay đầu tư cổ phiếu tại các công ty chứng khoán tăng trưởng chậm

Tài chính -  2 năm

Cho vay margin đã chậm lại đáng kể khi nhiều công ty chứng khoán đã "chạm trần" 200% vốn chủ sở hữu theo quy định. Mặt khác, thị trường diễn biến không thuận lợi từ đầu năm đến nay cũng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư giảm bớt đòn bẩy.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.