Leader talk

Thủ tướng: 'Chính phủ phải tự đổi mới để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0'

Quỳnh Chi Thứ tư, 18/07/2018 - 15:53

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, việc xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với vai trò của người đứng đầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, bảo đảm thực thi hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2018 sáng ngày 18/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc hướng tới Chính phủ số và kinh tế số là nội dung có liên quan mật thiết đến các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, là trọng tâm của Chính phủ trong giai đoạn 2018-2020. 

Thủ tướng cho rằng, thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên của điện tử hóa, tự động hóa và tin học hóa sang kỷ nguyên số hóa, thông minh hóa và trí tuệ nhân tạo. 

“Chúng ta thấy sự xuất hiện những mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống như các hãng truyền thông toàn cầu nhưng không sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng taxi toàn cầu nhưng không sở hữu chiếc xe nào, hãng khách sạn toàn cầu nhưng không sở hữu phòng khách sạn nào đã và đang góp phần định hình nên một thời đại kinh tế mới, thời đại của kinh tế số”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại - thời đại số được dự báo tác động mạnh mẽ lên mọi hoạt động của Chính phủ và toàn xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh, đây chính là cơ hội lịch sử song đầy thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước.

Theo Thủ tướng, để không bỏ lỡ cơ hội này, trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số.

Mặc dù đã bắt tay vào xây dựng chính phủ điện tử ngay từ những năm 2000, gắn với quá trình thay đổi thể chế của bộ máy, tuy nhiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nhìn chung tốc độ phát triển của Việt Nam còn quá chậm, không đồng đều, hệ quả là chỉ đứng khiêm tốn ở vị trí thứ 6 so với các quốc gia khác trong khu vực.

Thủ tướng nhìn nhận, việc triển khai chính phủ điện tử vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như thể chế pháp lý chưa toàn diện, nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất yếu, hạ tầng cơ sở thông tin có độ an toàn thấp, các hệ thống thông tin dữ liệu chưa được kết nối thông suốt, triển khai các thủ tục hành chính còn thủ công, nặng tính giấy tờ.

Muốn làm cách mạng thành công trước hết phải xây dựng được lực lượng cách mạng

Người đứng đầu Chính phủ nhận định, việc xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với vai trò của người đứng đầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, bảo đảm thực thi hiệu quả.

Do vậy, Việt Nam đang thiết lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ là chủ tịch trực tiếp chỉ đạo; các thành viên Ủy ban là các Bộ trưởng các bộ liên quan trực tiếp tới các nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời có sự tham gia của đại diện cho khu vực tư nhân để phát huy hiệu quả hợp tác công - tư trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Trong giai đoạn trước mắt, Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế pháp luật, chính sách nền tảng cho xây dựng chính phủ điện tử, cụ thể là đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo vệ thông tin cá nhân; xác thực điện tử cá nhân, tổ chức; hệ thống báo cáo điện tử; văn thư lữu trữ điện tử.

Đặc biệt, việc bảo đảm cho thành công là yếu tố con người, chuẩn bị nguồn nhân lực 4.0 là đòi hỏi cấp thiết cả trước mắt và lâu dài; nguồn nhân lực thông minh cộng với sự sáng tạo là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo cần phát triển công nghệ bằng việc tập trung triển khai các giải pháp nền tảng công nghệ Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, cần cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử; rà soát, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xây dựng, hoàn thiện cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung duy nhất ở các bộ, địa phương; 

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; thiết lập hệ thống thông tin Chính phủ phi giấy tờ và hệ thống điện tử về tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; liên thông giữa hai hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia và chữ ký chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, cần dồn sức và đa dạng hóa nguồn lực để phát triển Chính phủ điện tử trên cơ sở xác định mục tiêu trọng tâm và ưu tiên đầu tư trong ngắn hạn và trung hạn cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người; phát huy hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp, chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhận thức về Chính phủ điện tử, kinh tế số, hạ tầng số trong bối cảnh văn hóa chia sẻ và hợp tác chưa đi vào tư duy của nhiều người sẽ có thể gây nên những cản trở lớn trong việc phát triển nhanh Chính phủ số.

Thương mại điện tử đối đầu với mạng xã hội và thói quen 'thấy, sờ và ...thử'

Thương mại điện tử đối đầu với mạng xã hội và thói quen 'thấy, sờ và ...thử'

Tiêu điểm -  6 năm
Việc tham gia sân chơi tại Việt Nam của các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường cũng như khởi động lại cuộc đua giành thị phần.
Thương mại điện tử đối đầu với mạng xã hội và thói quen 'thấy, sờ và ...thử'

Thương mại điện tử đối đầu với mạng xã hội và thói quen 'thấy, sờ và ...thử'

Tiêu điểm -  6 năm
Việc tham gia sân chơi tại Việt Nam của các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường cũng như khởi động lại cuộc đua giành thị phần.
Góc nhìn của Thủ tướng về phát triển bền vững

Góc nhìn của Thủ tướng về phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 năm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng con đường phía trước của Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn lực con người và tăng cường khả năng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ tướng: Sức ỳ của cải cách đã xuất hiện và ngày càng lớn

Thủ tướng: Sức ỳ của cải cách đã xuất hiện và ngày càng lớn

Tiêu điểm -  6 năm

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương hôm nay (2/7), Thủ tướng cảnh báo sức ỳ của cải cách đã xuất hiện và ngày càng lớn yêu cầu, không thể để tình trạng không làm cũng không sao hoặc làm không tốt cũng không sao. Không thể dung túng cho sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, không cần nỗ lực của cán bộ.

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân chỉ định thầu tại các dự án đầu tư

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân chỉ định thầu tại các dự án đầu tư

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, sự không thống nhất giữa các quy định quyết định chủ trương đầu tư, đấu giá, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư đã dẫn đến tình trạng không thực hiện đấu giá, đấu thầu dự án đầu tư có gắn với quyềt sử dụng đất.

Thủ tướng: 'Kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế'

Thủ tướng: 'Kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế'

Tiêu điểm -  6 năm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định như vậy tại kỳ họp Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) lần thứ 6 khai mạc hôm nay tại Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  11 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  13 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  13 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.