Phát triển bền vững
Góc nhìn của Thủ tướng về phát triển bền vững
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng con đường phía trước của Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn lực con người và tăng cường khả năng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững diễn ra chiều 5/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, từ tăng trưởng kinh tế cho đến phát triển kinh tế, rồi phát triển bền vững không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tên gọi mà ẩn sau đó là cả những nội hàm rất sâu sắc xuất phát từ quá trình thay đổi nhận thức.
“Nói khác đi, để đi đến được khái niệm phát triển bền vững như ngày nay là một quá trình dài thay đổi tư duy và hiểu biết của chúng ta về những gì được xem là mục đích và ý nghĩa thực sự của sự phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tăng trưởng kinh tế, như cách hiểu truyền thống, chỉ sự gia tăng thu nhập quốc dân trên đầu người. Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ ra rằng, thước đo về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã bị phê phán là có nhiều hạn chế.
Chẳng hạn có những nước mức thu nhập bình quân đầu người như nhau, nhưng chất lượng sống của người dân những nước này rất khác nhau. Nhiều nước đạt được mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người khá cao, nhưng không phải nhóm người nào trong xã hội cũng được hưởng lợi thành quả từ tăng trưởng.
Bên cạnh đó, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa các nhóm người và giữa các vùng miền, là mầm mống của sự bất mãn và căng thẳng xã hội. Tình trạng nhiều trẻ em không được học hành và suy dinh dưỡng, tình trạng phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc… tương phản hoàn toàn với chỉ báo tăng trưởng kinh tế.
Do đó, để khắc phục nhược điểm của thước đo tăng trưởng kinh tế, khái niệm phát triển kinh tế và tiếp đó là phát triển bền vững đã được bổ sung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, xuyên suốt hơn 30 năm qua, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng dựa trên 3 trụ cột gồm: bền vững kinh tế, bền vững xã hội, và bền vững môi trường.
Đến nay, Việt Nam vẫn luôn nhất quán với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới yêu cầu cao trong phát triển bền vững.
“Việt Nam tự tin sẽ đạt được và thậm chí hoàn thành trước nhiều mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trước năm 2030”, Thủ tướng nêu rõ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh yêu cầu cải cách thể chế kinh tế, giải phóng sức sản xuất, tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân phát huy hết khả năng của mình, chung tay xây dựng xã hội thịnh vượng, bền vững, đặc biệt là cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ xác định đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt của phát triển bền vững; tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, hoàn thiện thể chế chính sách để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu.
Ngoài ra, Chính phủ cam kết bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản và ý tưởng sáng tạo; hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm vun đắp, khuyến khích và hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, thanh niên nông thôn.
Trong đó, giáo dục là chìa khóa để mọi người, nhất là thế hệ trẻ mở cánh cửa tri thức, tạo ra các cơ hội làm chủ tương lai tươi sáng của đất nước.
Chủ tịch VCCI: 'Chàng trai FDI 30 năm không kết hôn nổi với doanh nghiệp Việt'
Ngân hàng dần thắt chặt dòng vốn vào bất động sản
Chủ đầu tư và người mua nhà đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mặt bằng lãi suất tăng lên, các ngân hàng đang tỏ ra thận trọng hơn khi cho vay lĩnh vực bất động sản.
'Đi khắp thế giới chẳng đâu có được cơ hội làm ăn dễ như ở Việt Nam'
Có ý kiến cho rằng, phần lớn người Việt làm kinh doanh vẫn chưa làm được việc xác định vị trí của dòng tiền để gọi vốn và tạo ra dòng tiền để khởi sự kinh doanh.
Chủ tịch VCCI: 'Chàng trai FDI 30 năm không kết hôn nổi với doanh nghiệp Việt'
Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định trong những năm qua, việc cải cách môi trường kinh doanh và thực hiện các hiệp định thương mại đã tạo ra những đột phá nhưng sự lan tỏa của nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn rất thấp.
Vẫn thiếu ‘sợi chỉ hồng’ gắn kết doanh nghiệp nội và khu vực FDI
Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài (FDI) đã tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế, mối liên kết của của những doanh nghiệp này với khu vực trong nước chưa đạt như kì vọng.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh
Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.
Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai
Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.