Thủ tướng: 'Không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020'

Nhật Hạ Thứ tư, 05/02/2020 - 14:40

"Chính phủ đã thành lập các đội phản ứng nhanh để chống dịch nCoV thì cũng phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút do dịch bệnh", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong cuộc họp Chính phủ sáng nay.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp, tốc độ lây nhiễm nhanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại tinh thần ‘Chống dịch như chống giặc” và nêu rõ các bộ ngành, địa phương cần chống dịch quyết liệt nhưng không được hoang mang, dao động.

Thủ tướng chia sẻ, các giải pháp của Việt Nam, được WHO, UNICEF đánh giá cao, đã hạn chế tối đa việc lây lan dịch trong bối cảnh Việt Nam có đường biên giới dài, giao thương lớn với Trung Quốc. Có 10 trường hợp dương tính với nCoV tại Việt Nam và có 3 người được chữa khỏi, trong đó có công dân Trung Quốc, chưa có người nào tử vong.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Thủ tướng cho rằng, Việt Nam có thể hy sinh một phần tăng trưởng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, “chúng ta không thể không có giải pháp mạnh mẽ để bảo đảm phát triển vì năm nay, Chính phủ cam kết tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Trung ương, Quốc hội giao".

"Chính phủ đã thành lập các đội phản ứng nhanh để chống dịch nCoV thì cũng phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh".

Việt Nam có thể giảm tăng trưởng khoảng 1% trong quý I/2020, trước hết do tháng 1 có kỳ nghỉ Tết dài ngày. Nếu kinh tế Trung Quốc giảm sâu cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ cần đưa ra các giải pháp tốt hơn với tinh thần "bàn tiến không bàn lùi, không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020".

Thêm nữa, Thủ tướng nêu lên hình ảnh "nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rất hăng hái trong phát triển kinh tế. TP. HCM đã có dự án gần một tỷ USD. Ở Hải Dương có những giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho các tập đoàn lớn. Tổng mức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục. Nhiều doanh nghiệp được thành lập…”.

Với những tín hiệu tích cực này, Thủ tướng kỳ vọng Việt Nam sẽ thích ứng tình hình hiện nay trong phát triển kinh tế để “biến bại thành thắng”, vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục, đưa nền kinh tế tiến bước.

Tác động của dịch Corona lên các lĩnh vực kinh tế Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, về các tác động trực tiếp, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm mạnh, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, điện thoại các loại và linh kiện; lượng khách quốc tế giảm mạnh, trong đó, khách Trung Quốc không được cấp visa đến Việt Nam trong thời gian có dịch; hoạt động vận tải, đặc biệt là lĩnh vực hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng tác động gián tiếp đến các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đầu tư; trong đó tác động lên ngành nông nghiệp là nặng nề nhất, đặc biệt là nhóm hàng rau quả, nông sản, thủy sản là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn. 

Ngoài ra, dịch bệnh còn ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước, thị trường chứng khoán, lao động, việc làm, đời sống, sinh hoạt và tâm lý của người dân.

Trên cơ sở những tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch Corona tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Bộ trường Nguyễn Chí Dũng nhận định, “mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020 là thách thức rất lớn”.

Thủ tướng: "Không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020"
Nhiều xe thanh long 20 tấn đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu.

Còn theo đánh giá của Bộ Công thương, thực tiễn hai tuần qua cho thấy, dịch Corona đã tác động rất nhanh và trực tiếp đến các mặt của kinh tế Việt Nam. 

Mức độ tác động của dịch Corona tới các mặt của nền kinh tế phụ thuộc vào thời gian kéo dài của dịch. Bộ Công thương nhận định, trước mắt, hiệu ứng tác động của dịch đến một số mặt của nền kinh tế tuy khá nhanh nhưng chỉ là tạm thời. 

"Tuy nhiên, nếu dịch bệnh không sớm được kiểm soát và kéo dài đến hết quý II/2020, mức độ tác động đến kinh tế Việt Nam sẽ là nghiêm trọng", theo Bộ Công thương.

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng giảm do cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm; giao thương biên giới bị hạn chế và giao thương nội địa Trung Quốc bị hạn chế; thời gian giao hàng, thông quan kéo dài do phải thực hiện các công tác kiểm dịch y tế ngặt ở cả hai đầu xuất và nhập.

Bộ Công Thương dự báo, trong trường hợp dịch sớm được kiểm soát trong ngắn hạn (dưới 3 tháng), xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý I/2020 có thể khoảng từ 400 triệu USD đến 600 triệu USD, tương đương mức giảm khoảng 5 - 8%, tùy theo diễn biến của dịch.

Về nông lâm thủy sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, "cần phân tích kỹ từng mặt hàng, kiên quyết nhưng bình tĩnh". Theo đánh giá ban đầu, tình hình sản xuất nông nghiệp các ngành thủy sản, gỗ, rau quả, gạo, nhất là ngành hàng rau quả sẽ bị ảnh hưởng trực diện.

Trong đó, Bộ trưởng lưu ý với mặt hàng trái cây chủ lực, nhất là thanh long, dưa hấu chiếm tỷ trọng lớn phục vụ thị trường Trung Quốc trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán và lễ sau Tết. 

“Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các ngành hàng chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh nông sản”, Bộ trưởng nhận định.

Còn theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dịch Corona có thể tác động 2 chiều lên tăng trưởng kinh tế, nhưng dự kiến yếu tố tiêu cực có thể nhiều hơn tích cực, hoạt động kinh tế có thể bị gián đoạn ngắn hạn nhưng trên diện rộng.

Đánh giá của HSBC ngày 3/2/2020 cho thấy, nếu tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm 2 điểm phần trăm trong quý I và sau đó phục hồi thì tăng trưởng của Việt Nam giảm gần 0,25 điểm phần trăm qua kênh giảm xuất khẩu (bình quân châu Á là -0,2 điểm phần trăm). Mức giảm này chưa tính đến khả năng gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu từ Trung Quốc cho sản xuất của các nước.

Về lạm phát, các diễn biến phức tạp hiện nay cho thấy việc kiểm soát lạm phát chung khoảng 4% năm 2020 sẽ gặp nhiều thách thức hơn dự kiến trước đây. 

Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, do nền tảng kinh tế Việt Nam đã củng cố khá vững chắc trong những năm qua, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư trong nước và quốc tế, nên cú sốc về dịch bệnh có thể làm chậm lại tạm thời các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn (tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu), nhưng khó có thể gây tình trạng đình đốn kinh tế (sản xuất sụt giảm, thất nghiệp tăng cao). 

Do đó, nếu tình trạng dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, cũng ít có khả năng nguồn cung của nền kinh tế bị gián đoạn gây tình trạng giá cả tăng cao trên diện rộng, khiến lạm phát tăng cao.

Qua phân tích triển vọng kinh tế, lạm phát và tác động của dịch nCoV lên tiền tệ, ngân hàng như trên đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, công tác điều hành chính sách tiền tệ không chủ quan nhưng cũng không “nóng vội” (như khuyến cáo của IMF), tiếp tục theo dõi diễn biến dịch bệnh và các tác động đến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước để có biện pháp đối phó phù hợp.

Hiện chưa có các thống kê chính xác về tác động của dịch bệnh lên kinh tế, lạm phát trong khi thị trường tiền tệ vẫn khá ổn định, do đó chưa nên điều chỉnh các chỉ tiêu điều hành. 

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát định hướng điều hành tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 03/01/2020 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2020 nhằm kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Về tỉ giá, Ngân hàng Nhà nước cho biết, "hoàn toàn có đủ nguồn lực để bình ổn tâm lý thị trường và can thiệp khi cần thiết trong trường hợp tỉ giá có những biến động quá mức trên thị trường".

Trong khi đó, theo Bộ Tài chính, số thuế phải thu từ hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc trong năm 2019 đạt khoảng 84.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 24,2% số thu của ngành hải quan. Do đó, có thể nói nếu dịch bệnh kéo dài sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.

Ngành ngân hàng hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch Corona

Ngành ngân hàng hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch Corona

Tài chính -  5 năm

Áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, …cho khách hàng thuộc những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu.

Bộ Công thương khuyến nghị 6 cách cứu nông sản xuất khẩu thời dịch Corona

Bộ Công thương khuyến nghị 6 cách cứu nông sản xuất khẩu thời dịch Corona

Tiêu điểm -  5 năm

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong thời kỳ dịch Corona bùng phát, đặc biệt là mặt hàng nông sản với thời gian bảo quản rất ngắn.

Ba tác động tiêu cực của đại dịch Corona đến du lịch Việt Nam

Ba tác động tiêu cực của đại dịch Corona đến du lịch Việt Nam

Bất động sản -  5 năm

Sự bùng phát của virus Corona ở Trung Quốc đã gây ra cú sốc lớn đối với ngành du lịch toàn cầu và dự kiến sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh khách sạn trong thời gian tới.

Đại dịch Corona - Thách thức và thời cơ cho doanh nghiệp

Đại dịch Corona - Thách thức và thời cơ cho doanh nghiệp

Leader talk -  5 năm

Dù không mong muốn, và dù đi kèm với rất nhiều những thiệt hại, cũng nên thấy rằng đại dịch này cũng là một thời cơ cực tốt để “mượn dịch” bẻ 2 trong số 3 bất cập lớn nhất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam hiện tại là “ý thức người lao động” và “năng lực tổ chức điều hành”.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  20 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  3 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  4 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  4 ngày

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Doanh nghiệp -  14 phút

Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Hồ sơ quản trị -  17 phút

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  4 giờ

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?

Hộp Darvas: Cách tiếp cận thông minh trong thị trường chứng khoán

Hộp Darvas: Cách tiếp cận thông minh trong thị trường chứng khoán

Tủ sách quản trị -  5 giờ

Hộp Darvas: Phương pháp giao dịch chứng khoán dựa trên phân tích biểu đồ giá, xác định điểm vào lệnh thông minh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Xanh SM và VinClub triển khai tính năng liên kết tài khoản tự động

Xanh SM và VinClub triển khai tính năng liên kết tài khoản tự động

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Xanh SM và VinClub chính thức triển khai chương trình liên kết tài khoản tự động - “Chạm là liên kết, xanh hơn, lời hơn”, mở ra trải nghiệm tích điểm và nâng hạng thành viên thuận tiện cho hàng chục triệu khách hàng.

VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines

VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

VinFast và MGA.414 Corporation (đơn vị vận hành chuỗi dịch vụ ô tô JIGA) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ cho xe điện VinFast tại thị trường Philippines, hướng tới mục tiêu thiết lập hơn 100 xưởng tại quốc gia này trong năm nay.