'Thương hiệu mạnh phải được người tiêu dùng nể trọng'
Một thương hiệu mạnh không chỉ là thương hiệu có mức độ nhận biết, hay hiện diện rộng khắp mà phải là một thương hiệu được nguời tiêu dùng yêu thích và nể trọng.
Unilever, Masan và Vinamilk tiếp tục là 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất trong suốt 6 năm qua.
Theo báo cáo thường niên Brand Footprint công bố mới đây của Kantar Worldpanel, Masan Consumer và Vinamilk vẫn là hai cái tên thống trị ngành hàng thực phẩm trong khi Unilever tiếp tục là người dẫn đầu ngành hàng phi thực thẩm.
Điểm chung giữa 3 nhà sản xuất dẫn đầu thị trường chính là việc duy trì số lượng người tiêu dùng chọn mua các thương hiệu của mình. Những yếu tố chung của Masan, Vinamilk và Unilever thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng bao gồm danh mục sản phẩm đa dạng, mạng lưới phân phối rộng khắp, chiến lược định giá hợp lý và cùng với đó là việc truyền thông, cải tiến liên tục.
Trong top 10 nhà sản xuất, Nestlé đứng đầu về mức tăng trưởng điểm tiếp cận người dùng (CRP), đứng thứ 4 tại khu vực thành thị 4 thành phố và tăng 1 bậc lên vị trí thứ 8 tại khu vực nông thôn. Sự thể hiện tốt của các thương hiệu như Milo, Maggi và La Vie đã đóng góp vào sự thành công của Nestlé.
Ajinomoto tăng 2 hạng trong bảng xếp hạng so với năm ngoái tại cả hai khu vực. Độ phủ của nhà sản xuất này đang được mở rộng, chủ yếu nhờ vào thương hiệu sốt mayonnaise Aji-Mayo.
Theo số liệu từ Kantar Worldpanel, các sản phẩm của Ajinomoto hiện xuất hiện trong nhà bếp của hơn 80% số hộ gia đình, mở rộng thêm 42.500 hộ ở thành thị và 330.000 hộ ở nông thôn trong năm 2017.
Tại khu vực nông thôn, Vinasoy lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng với thương hiệu dẫn dầu mặt hàng sữa đậu nành. Năm ngoái, sản phẩm của nhà sản xuất này được chọn mua hơn 60 triệu lần bởi khoảng một nửa số hộ gia đình nông thôn.
Xét theo ngành hàng, những thương hiệu lớn tiếp tục là những cái tên được chọn mua nhiều nhất.
Trong top 10 lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, Unilever sở hữu tới 6 thương hiệu ở khu vực thành thị và 5 thương hiệu ở nông thôn với độ phủ gần như hoàn toàn các hộ gia đình.
Nhà sản xuất này cũng tiếp tục khẳng định sức mạnh trong ngành hàng chăm sóc gia đình khi sở hữu 3 thương hiệu đều nằm trong top 3. Ngành hàng này được đánh giá phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng nhanh hơn so với tổng thị trường tiêu dùng nhanh trong năm ngoái nhờ vào tiêu chuẩn sống cũng như ý thức vệ sinh được nâng cao.
Một thương hiệu mạnh không chỉ là thương hiệu có mức độ nhận biết, hay hiện diện rộng khắp mà phải là một thương hiệu được nguời tiêu dùng yêu thích và nể trọng.
Xu hướng chủ yếu trên thị trường M&A trong các năm tới vẫn sẽ tập trung vào lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, bán lẻ và bất động sản.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.