Leader talk
Tìm lời giải cho bài toán 8,5 tỷ USD xuất khẩu thủy sản 2018
Các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo niềm tin về chất lượng để vượt qua rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu thủy sản trọng điểm.
Năm 2018, thủy sản Việt Nam nhắm đến cột mốc mới 8,5 tỷ USD. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) hoàn toàn đạt được kỳ vọng này.
Thế giới hút các mặt hàng giá trị gia tăng
Ngay từ đầu năm 2017, VASEP đã có những dự báo không mấy tích cực lắm về kinh doanh, thế nhưng đến cuối năm lại đạt kết quả khá cao. Vậy tại sao lại có sự đảo chiều ngoạn mục như vậy, thưa ông?

Ông Trương Đình Hòe: Năm nay, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, có hai phần tác động mạnh đến giá trị kim ngạch chính là phần tăng trưởng liên quan đến giá và các mặt hàng giá trị gia tăng.
Có nghĩa rằng, sản lượng bán có thể không thay đổi nhiều, nhưng chính việc đưa ra thị trường nhiều mặt hàng chế biến sâu có giá bán tốt, cộng thêm yếu tố thuận lợi của thị trường về vấn đề tăng giá đã dẫn đến kết quả kinh doanh tốt.
Ngoài ra, thị trường châu Âu đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề khống chế chất kháng sinh trong sản phẩm nên người tiêu dùng ở châu Âu đã quay trở lại với các sản phẩm thủy sản Việt Nam, góp phần vào tăng trưởng chung và giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Mục tiêu năm 2017 đã đạt được, nhưng mặt hàng nào mang lại giá trị cao nhất thưa ông?
Ông Trương Đình Hòe: Để nói mặt hàng nào đạt giá trị cao nhất thì rất khó xác định, nhưng năm nay mặt hàng tôm nổi lên như một hiện tượng, đem lại lượng ngoại tệ gần 3,8 tỷ USD. Đặc biệt trong đó, các mặt hàng chế biến sâu từ tôm chiếm tỷ trọng hơn 50%.
Điều này cho thấy thị trường thế giới đang hút các mặt hàng giá trị gia tăng và đây tiếp tục là xu thế mà các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực để làm sao trên cùng một đơn vị sản phẩm có được giá bán tốt hơn.
Tôm vẫn chiếm ưu thế
Các yếu tố tiêu cực đến ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn nguyên, liệu rằng mục tiêu năm 2018 có thể đạt được?
Ông Trương Đình Hòe: Các rào cản kỹ thuật từ các nước vẫn liên tục xuất hiện. Điều quan trọng là Việt Nam vẫn phải nỗ lực, kiên trì thực hiện các biện pháp để hạn chế tối đa tác động tiêu cực.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có sự đồng hành, sát cánh của Chính phủ, bộ ngành trong quá trình giải quyết các vấn đề tồn đọng hiện nay như hóa chất kháng sinh, tạp chất, khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Tôi nghĩ rằng, với việc nắm bắt và nỗ lực giải quyết các vấn đề nói trên, cùng với đó là các điều kiện thuận lợi như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được phê chuẩn đã tạo ra một hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cho nên, việc thực hiện mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu 8,5 tỷ USD trong năm 2018 hoàn toàn có thể đạt được.
Năm 2018, mặt hàng tôm chắc chắn vẫn chiếm ưu thế vì năm 2017, đã chiếm 46% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu. Với cá tra, tình hình kinh doanh sẽ theo chiều hướng phục hồi chậm nhưng khả năng vẫn có thể đạt mức 1,8 - 2 tỷ USD trong năm nay.
Có vẻ chúng ta đang kỳ vọng từ con tôm khá nhiều, nhưng sự cạnh tranh đến từ các nước có ảnh hưởng đến mặt hàng này không?
Ông Trương Đình Hòe: Thực tế, thị trường tôm vẫn cạnh tranh mạnh mẽ lâu nay, với hai đối thủ chính là Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh sòng phẳng vì có nhiều lợi thế về quy trình và công nghệ chế biến. Những lợi thế này đã được đầu tư khá bài bản từ lâu và hiện đang phát huy tác dụng.
Trong khi đó, xu thế thị trường thế giới với mặt hàng tôm là đòi hỏi chế biến sâu, nhiều giá trị gia tăng nên với khả năng và vị thế của Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể giành được thị phần đáng kể.
Theo ông, các doanh nghiệp cần làm gì trong năm nay để có kết quả kinh doanh tốt nhất?
Ông Trương Đình Hòe: Nói đến xuất khẩu thủy sản chắc chắn là vấn đề chất lượng. Đây là yếu tố sống còn và động lực để phát triển. Khi chúng ta có sản phẩm tốt, an toàn chắc chắn có thị phần tốt trên thị trường.
Thị trường Trung Quốc tiếp tục là bệ đỡ tăng trưởng tốt cho doanh nghiệp nhưng cần lưu ý không nên bất chấp xuất khẩu bằng mọi giá. Cần đánh giá đúng nhu cầu của thị trường Trung Quốc để cung cấp những sản phẩm phù hợp và nên đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này.
Với thị trường Mỹ, chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam phải tạo niềm tin về chất lượng để vượt qua các rào cản kỹ thuật của nước này.
Xin cảm ơn ông!
Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu 9 tỷ USD vào năm 2020
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.