Leader talk
‘Tinh thần Việt Nam’ trong mắt nhà đầu tư nước ngoài
Các doanh nhân, chuyên gia quốc tế và khu vực đang lạc quan với triển vọng thu hút đầu tư FDI của Việt Nam nhờ vào những nỗ lực gia tăng lợi thế cạnh tranh của quốc gia và đặc biệt là tinh thần quật cường của người Việt.
Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
Đầu tháng 10/2021, lãnh đạo một công ty tư vấn thuộc bốn đơn vị đứng đầu ngành kiểm toán (Big4) có dịp gặp gỡ một tập đoàn của Ý vừa quyết định đầu tư vào Việt Nam sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát và cân nhắc các quốc gia khác nhau.
Trả lời câu hỏi về lý do lựa chọn Việt Nam, lãnh đạo tập đoàn đến từ nước Ý chỉ ra nhiều điểm mạnh của đất nước 100 triệu dân. Đó là việc sở hữu dân số vàng, chi phí nhân công thấp, người trẻ lại rất ham học và tiếng Anh đã khá phổ cập. Nhà đầu tư vào Việt Nam thậm chí có thể đã giao tiếp tiếng Anh với công nhân, họ cũng là những người có tay nghề tốt mặc dù chưa được đầu tư quá bài bản như Trung Quốc.
Bên cạnh đó, khí hậu của Việt Nam được đánh giá là khá “ưu ái”, thuận lợi. Hệ thống chính trị lại ổn định. Với sự quyết đoán của mình, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách để khuyến khích đầu tư một cách kịp thời qua từng thời kỳ.
“Việt Nam vô cùng cạnh tranh và vẫn là một sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc giữa các nước như Indonesia hay Thái Lan”, vị lãnh đạo của Big4 khẳng định.
Theo TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), thu hút FDI của Việt Nam năm 2020 đạt 31,05 tỷ USD, giảm 20,3% so với năm trước đó. Mặc dù suy giảm nhưng lại là mức giảm thấp hơn nhiều so với thế giới và các nước trong khu vực trong bối cảnh Covid.
“Trong đó, vốn tăng thêm đạt 7,3 tỷ USD tăng 22,7% so cùng kỳ. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 16 nền kinh tế thu hút được nhiều FDI, thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam”, ông Thắng nói trong sự kiện “Triển vọng kinh tế Việt Nam – Xác định lại khả năng phục hồi kinh doanh giữa bối cảnh Covid-19” do Hội các Nhà quản trị Việt Nam (VACD) và Liên minh kinh doanh Trung Quốc - ASEAN (CABA) phối hợp tổ chức.
Dù đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 nhưng năm 2020 vẫn được xem là một năm của Việt Nam khi so sánh với nhiều quốc gia khác chịu ảnh hưởng từ đại dịch, nhờ vào việc kiểm soát tốt dịch bệnh. Việt Nam đã gây được ấn tượng khá lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bước sang năm 2021, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nặng từ Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ tư, tạo ra nhiều mối lo ngại về dòng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam. Dẫn khảo sát của Eurocham, đại diện công ty thuộc Big4 cho biết, có 20% doanh nghiệp FDI chuyển một phần đơn hàng về Trung Quốc. Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cũng chứng kiến sự đứt gãy về lao động, sản xuất, thị trường và dòng tiền nên tâm lý có phần bị ảnh hưởng.
Dù vậy, số liệu vẫn cho thấy tổng vốn FDI chín tháng đầu năm của Việt Nam đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu với trên 11,8 tỷ USD, chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là sản xuất phân phối điện, kinh doanh bất động sản và bán buôn bán lẻ.
So với tháng 8/2021, vốn FDI đăng ký tháng 9/2021 tăng 26,1%. Ngân hàng Thế giới đánh giá, đây là một sự phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh khủng hoảng, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có lòng tin đối với nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
Ông Thắng cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đầu tư vào năng lượng tái tạo, hạ tầng công nghệ số, các ngành dịch vụ có ứng dụng công nghệ số hiện đại và bất động sản công nghiệp.
Ông Thắng nhận định,thu hút FDI của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là sự biến động của nguồn vốn FDI toàn cầu; khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia; tác động bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh; bối cảnh chính trị quốc tế (đặc biệt giữa các cường quốc kinh tế lớn). Trong đó, ông Thắng nhấn mạnh yếu tố năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong những năm qua, Việt Nam đã chú trọng khắc phục có hiệu quả những yếu điểm liên quan ba yếu tố quan trọng. Một là hoàn thiện năng lực quản trị của Chính phủ mà cụ thể là hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, tiếp tục mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là nâng cao năng lực của khối doanh nghiệp, trong đó có việc nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và coi trọng tầm quan trọng của kinh tế tư nhân hiện đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Ba là hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân trong đời sống, sản xuất và kinh doanh.
Ông Nguyễn Bá Quỳnh, Phó chủ tịch cấp cao Hitachi Vantara cũng khẳng định sự lạc quan của mình về việc Việt nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Từ một người chuyên về công nghệ, ông Quỳnh đánh giá cao điểm mạnh của Việt Nam cũng như các nước châu Á trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) – bản chất đằng sau của công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ trên thế giới trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn còn nhiều điều phải làm trên hành trình thu thập và biến dữ liệu thành tài sản quý cho chuyển đổi số. Ông cho rằng đây là một cơ hội mà Việt Nam không nên bỏ qua.
Nhà đầu tư ngoại ấn tượng với ‘tinh thần Việt Nam”
TS. Nguyễn Đức Thuận, Phó chủ tịch thứ nhất VACD, nguyên Tư lệnh Binh đoàn 12 cho biết, sau các đợt dịch xảy ra, Việt Nam đã rút cho mình được nhiều bài học và đang trong quá trình từng bước hồi phục.
Trong đó, Việt Nam chú trọng nghiên cứu các thay đổi mang tính căn cơ để phù hợp với chuỗi cung ứng mới của toàn cầu, bao gồm các yếu tố liên quan đến việc nâng cao chất lượng người lao động trong bối cảnh mới.
Đặc biệt, Chính phủ đang từng ngày kiến tạo, nâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc gia thông qua nỗ lực hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Dù chỉ ra nhiều dấu hiệu không mấy khả quan nhưng vị đại diện Big4 lại cảm thấy khả quan với triển vọng của Việt Nam trong thời gian tới vì tốc độ tiêm vaccine “thần tốc” với độ phủ khá cao.
Đáng chú ý, vị này nhận định, một trong những tính cách đặc biệt của người Việt là không chờ đợi mà sẽ nỗ lực và có sự bật dậy đặc biệt sau đại dịch. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đứng ra làm Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid. Chính phủ cũng có các chính sách kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tích cực lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp với khẳng định về sự đồng hành, hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Ông Benjamin Yap, đối tác cấp cao của RHTLaw Việt Nam cũng khẳng định, điểm ấn tượng của ông sau 16 năm làm việc ở Việt Nam là sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư.
“Tinh thần Việt Nam” cũng là điều mà ông Teng Theng Dar, Đại sứ không thường trú của Singapore tại Oman, nhà sáng lập Asia Entrepreneurs Exchange ấn tượng khi nói về đất nước hình chữ S.
Nhớ lại ngày Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, ông Teng không quên được lời phát biểu Chủ tịch nước của Việt Nam lúc đó về quyết tâm sẵn sàng vượt qua những thách thức lớn phải đối mặt khi bước vào sân chơi quốc tế.
“Đó là tinh thần rất đặc trưng của người Việt mà tôi đã chứng kiến khi làm việc với các đối tác.
Đến hôm nay, tôi cảm nhận được rằng tinh thần đó vẫn đang được tiếp tục và được chứng tỏ, không chỉ đến từ người đứng đầu Nhà nước mà cộng đồng doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là những người trẻ có khát khao, tham vọng, muốn hoà nhập và nắm bắt cơ hội hợp tác kinh doanh với cộng đồng quốc tế trong khi vẫn chú trọng khai thác thị trường nội địa”, ông Teng nói.
Đồng tình với vị doanh nhân của tập đoàn đến từ Ý đang đầu tư vào Việt Nam, ông Teng cho rằng không phải vô cớ mà Samsung lại mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Vị đại sứ cho rằng, có thể trong tương lai, người Việt cần giao lưu thêm với nước ngoài để có các tư duy mới, học hỏi lẫn nhau, hợp tác để phát triển các cơ hội kinh doanh.
Môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đến nay đã được cải thiện. Chính phủ cũng có các tư duy cởi mở. Ông Teng cho rằng, không nên so sánh các quyết sách của Việt Nam và Singapore vì bối cảnh tình hình, kinh tế, xã hội rất khác nhau. Nếu hiểu được, chấp nhận và mong đợi đúng đắn để tìm cách định hướng hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp sẽ có được thành công.
“Việt Nam vẫn đang nỗ lực thu hút FDI và các nhà đầu tư đang có sự tự tin nhất định”, vị đại sứ khẳng định.
Góc nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam trong đại dịch
Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại
Nhờ vốn đăng ký từ các dự án mới duy trì đà tăng và vốn điều chỉnh tăng vọt từ dự án LG Display Hải Phòng, tổng vốn FDI vào Việt Nam từ đầu năm đến nay tăng trở lại 4,4% sau khi liên tục ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm 2020 trong các tháng trước.
Thiếu quỹ đất sạch, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút FDI
Bên cạnh nguyên nhân đến từ đại dịch Covid-19, việc thiếu quỹ đất sạch do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao cũng là lý do dẫn đến sự sụt giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Các dự án FDI mới tại Việt Nam vẫn tăng giữa đại dịch
Cùng với vốn đăng ký dự án FDI mới duy trì đà tăng, vốn điều chỉnh cũng đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm trong 7 tháng. Chỉ có góp vốn, mua cổ phần vẫn tiếp tục giảm, song mức giảm cũng đang được cải thiện dần.
“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần nhìn thẳng vào vấn đề Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái cho doanh nghiệp FDI nhưng lại ít có những ràng buộc trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc chọn lọc và định hướng thu hút đầu tư một cách bài bản hơn trong giai đoạn tới.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.