Diễn đàn quản trị
Tối ưu hóa quản trị nhân sự nhờ AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được một số tổ chức áp dụng trong đánh giá và tuyển dụng để quy chuẩn hoá, xây dựng tính công bằng và minh bạch trong quy trình đánh giá nhân sự nhằm xác định nhân tài.

Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là thuật ngữ quá mới vì nó hiện diện ở hầu hết lĩnh vực, từ việc mua sắm trực tuyến ở các sàn thương mại điện tử hay đi xe công nghệ. Đối với quản trị nhân sự, AI đã được một số tổ chức áp dụng trong đánh giá và tuyển dụng để quy chuẩn hoá, xây dựng tính công bằng và minh bạch trong quy trình đánh giá nhân sự nhằm xác định nhân tài, từ đó có các chính sách giữ chân và phát triển nhân tài.
Tuy nhiên, CEO MAYO Việt Nam Julia Su cho biết, các doanh nghiệp hầu hết chỉ đang đánh giá nhân sự về hiệu suất làm việc mà bỏ qua việc đánh giá tiềm năng của họ trong khi việc đánh giá hiệu suất không phải lúc nào cũng minh bạch và đầy đủ.
Cách nào để đánh giá tiềm năng của nhân sự ngay khi tuyển dụng?
Theo mô hình quản lý nhân tài theo ma trận 9 ô được bà Julia chia sẻ tại sự kiện “Xu hướng và thực tiễn đánh giá nhân sự trong tổ chức” do Học viện Quản trị HRD tổ chức, một người có hiệu suất cao nhưng ít tiềm năng để trở thành nhà lãnh đạo tương lai sẽ được xếp vào nhóm chuyên gia. Trong khi đó, một người được đánh giá cao cả về hiệu suất và tiềm năng sẽ là những nhân tài hàng đầu của tổ chức (top talent).

Những người làm công tác quản trị nhân sự cần đánh giá và phân loại được các đối tượng nhân sự trong tổ chức để từ đó có các cơ chế, chính sách về phúc lợi và quy trình thăng tiến phù hợp cho từng đối tượng nhằm giữ chân và phát triển người lao động. Việc này phải xuất phát từ quá trình tuyển dụng nhân sự.
Như hình ảnh của một tảng băng chìm, những kiến thức và kỹ năng của ứng viên sẽ hiện rõ qua CV, qua các thể hiện bên ngoài của nhân sự nhưng có nhiều thứ quan trọng không kém về ứng viên đó mà chưa được bộc lộ ra ở bề nổi như động lực, các giá trị họ tin tưởng, tính cách của họ… AI lúc này được sử dụng như một công cụ đắc lực để nhà tuyển dụng hiểu sâu ứng viên hơn, tuyển dụng đúng và công bằng hơn, kể cả tuyển dụng hàng loạt.
Công nghệ AI giúp tối ưu việc tuyển dụng ngay cả trong đại dịch
Đại dịch Covid-19 xảy đến với đa phần doanh nghiệp là một “ác mộng" nhưng nhờ lắng nghe và thấu hiểu thị trường, IKEA nhanh chóng nhìn nhận được cơ hội. Do tác động của dịch bệnh, con người có xu hướng ở nhà và bắt đầu mua nội thất nhiều hơn, đặc biệt là đồ làm văn phòng tại nhà. Nắm bắt được xu hướng đó, IKEA tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động tại Đài Loan dẫn đến nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn nhân sự trong thời gian ngắn.
Họ đã thay đổi quy trình tuyển dụng thông qua việc áp dụng hình thức phỏng vấn qua video ứng dụng trí tuệ nhân tạo thay vì phỏng vấn qua điện thoại như trước đây. Hình thức này giúp ứng viên tham gia phỏng vấn không bị hạn chế về thời gian và địa điểm, giúp IKEA đánh giá nhanh chóng và chuẩn xác phẩm chất của các ứng viên cho những vị trí cần tuyển khác nhau.
Cũng trước tình hình phong tỏa tại Việt Nam do tác động của đại dịch, năm 2020, Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện dự án tuyển dụng giáo viên quy mô lớn theo kế hoạch nhằm phục vụ chương trình viết sách giáo khoa.
Giáo viên sống ở khắp các tỉnh thành trên đất nước nên việc tuyển dụng đã được Ngân hàng Thế giới ứng dụng công nghệ phỏng vấn qua video ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Nhờ đó, chỉ sau hai tiếng thiết lập hệ thống mà tổ chức này đã hoàn thành phỏng vấn 100 ứng viên chỉ với hai nhân sự tuyển dụng thực hiện trong hai ngày.
Dẫn một khảo sát của Findem (Mỹ), bà Julia cho biết, sự chính xác trong tuyển dụng và sự đa dạng trong hồ sơ nhân tài là các chủ đề mà HR (người làm nhân sự) thường quan tâm trong năm 2021.

“HR không chỉ có thể hiểu về ứng viên qua CV mà còn qua hình thức phỏng vấn bằng video, công nghệ AI và các bài đánh giá năng lực. Đây là những công cụ vô cùng hữu hiệu cho HR”, CEO MAYO Việt Nam nói.
Thiếu sự chính xác trong tuyển dụng, cái giá mà các doanh nghiệp phải trả là không hề ít. Khi bài toán cắt giảm chi phí trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong mùa dịch, việc tuyển dụng sai người có thể tạo nên tổn thất rất lớn.
Đó không chỉ là chi phí đền bù cho nhân sự nghỉ việc mà còn là toàn bộ thời gian và nguồn lực đã dành ra để tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự đó cũng như chi phí tuyển dụng nhân sự mới bổ sung. Bà Julia cho biết, mỗi nhân sự thường mất từ sáu tháng tới một năm để có thể đạt được năng suất cao nhất.
Từng làm trưởng đại diện cho một công ty bảo hiểm ở Đài Loan, bà Julia cho biết, một chuyên gia tư vấn tài chính phải qua tuyển dụng và đào tạo cơ bản mới xác định được là có thực sự làm được việc hay không. Mỗi năm, công ty này tốn khoảng 1 triệu USD cho công tác đào tạo nhân sự. Điều đó cho thấy nếu tỷ lệ tuyển sai người cao thì tổn thất sẽ rất lớn. Chưa kể, nếu không xác định được tiềm năng của một người mà đưa lên vị trí lãnh đạo thì có thể sẽ làm hỏng cả một đội ngũ.
Xu hướng của tương lai
Nói về xu hướng tuyển dụng trong tương lai, đại diện của MAYO nhấn mạnh ba xu hướng chính.
Thứ nhất, các kênh số hoá để tìm việc như website chính thức/cộng đồng/mạng xã hội…đang tăng lên nhanh chóng. Thế hệ nhân tài mới có vai trò vô cùng quan trọng đối với thương hiệu nhà tuyển dụng và hình ảnh doanh nghiệp đang ưu tiên sử dụng các kênh như LinkedIn/Facebook/Website để tìm kiếm thông tin công ty và nộp CV.
Thứ hai, tuyển dụng không chỉ là việc công ty tìm kiếm CV của nhân tài mà còn là việc công ty bắt đầu sử dụng công cụ AI để tăng tốc quy trình tuyển dụng, công bằng, minh bạch và chính xác.
Thứ ba, các công ty tập trung vào trải nghiệm nhân viên để tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên một cách hiệu quả. Một trải nghiệm ứng viên luôn tốt bắt đầu từ trải nghiệm trong tuyển dụng cho đến khi rời khỏi công ty. Do đó, các công ty nên tập trung vào quy trình tuyển dụng và đào tạo nhập môn cho ứng viên mới bởi quy trình này có vai trò vô cùng quan trọng đối với trải nghiệm của ứng viên.
Trong quá trình cải thiện hiệu suất và độ chính xác trong tuyển dụng, cần quan tâm tới trải nghiệm tổng thể từ góc độ người ứng tuyển với ba yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng cần lưu ý là: trang thông tin tuyển dụng, tốc độ và hình thức phỏng vấn linh hoạt.
Công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo rõ ràng đã hỗ trợ các doanh nghiệp rất lớn trong công tác tuyển dụng nói riêng và quản trị nhân sự nói chung. Tuy nhiên, công nghệ vẫn chỉ là công cụ hỗ trợ mà không thay thế được vai trò quyết định của con người, ít nhất là trong mười năm tới, theo đại diện của MAYO.
Thấy gì từ lá thư gửi nhân sự mùa dịch của Chủ tịch BiboMart
Khai vấn 'khai sáng' quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai văn hoá coaching (khai vấn) như một công cụ giúp xóa bỏ “điểm mù” của người lãnh đạo, gia tăng sự gắn kết, thấu hiểu và niềm tin của nhân sự trong tổ chức, qua đó góp phần rất lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Chuyển đối số trong quản trị nhân sự là chìa khóa để mở rộng kinh doanh
Những doanh nghiệp ứng dụng chuyển đối số từ khoảng năm 2016 đổ về trước có hoạt động kinh doanh vẫn tương đối thuận lợi trong bối cảnh Covid-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác tỏ ra lúng túng.
Xu hướng áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự
Trong bối cảnh Covid-19, công nghệ sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong quản trị nhân sự, giúp nối liền khoảng cách trong doanh nghiệp khi làm việc từ xa.
Nhân sự cho chuyển đổi số
Câu chuyện chuyển đổi số bản chất xuất phát từ câu chuyện của con người, bao gồm quá trình chuyển đổi tư duy, thích nghi với cách làm việc và cách tiếp cận mới.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.