Leader talk
Tổng giám đốc Vinpearl Air bật mí kế hoạch đào tạo xuất khẩu phi công Việt Nam
Với các chứng chỉ được công nhận trên phạm vi toàn cầu, phi công do Vinpearl Air đào tạo có thể ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội, hướng đến việc xuất khẩu phi công Việt Nam ra thế giới.
Đó là chia sẻ của ông Phan Xuân Đức, Tổng giám đốc Vinpearl Air về cách tiếp cận của Vinpearl Air trong việc đào tạo phi công, định hướng nghề nghiệp cho các ứng viên tham dự kỳ tuyển sinh phi công khóa 1 đang được Vinpearl Air tổ chức.
Từng có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, ông có đánh giá thế nào về tình trạng khan hiếm phi công ở Việt Nam?
Ông Phan Xuân Đức: Từ hàng chục năm trước cho đến hiện tại, phi công vẫn luôn là “của hiếm”, nhu cầu về phi công luôn cao hơn so với nguồn cung. Yếu tố đầu tiên của thực tế này là do các yêu cầu khá cao về sức khỏe, thể chất cũng như tinh thần đối với các học viên phi công. Bên cạnh đó, phi công còn cần có “khiếu” nữa, chứ không phải cứ chuyên cần là được.

Ngoài ra, quan niệm của nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam chưa có sự ghi nhận xứng đáng đối với nghề phi công, đâu đó vẫn cho rằng đây là nghề chưa thực sự ổn định dù có thu nhập cao.
Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ tỏ ra e ngại khi con mình muốn theo nghề phi công.
Có thu nhập cao, lại được đi nhiều nơi, môi trường làm việc rất “Tây” chắc hẳn là mơ ước của nhiều bạn trẻ. Nhưng sự e dè của các bậc cha mẹ không phải không có cơ sở, bởi phi công nếu “không bay nữa thì biết làm gì”, thưa ông?
Ông Phan Xuân Đức: Có thể nói đây là lý do chính khiến các bậc cha mẹ muốn con vào đại học hơn là làm phi công.
Tuy nhiên, khi tốt nghiệp khóa đào tạo phi công tại Vinpearl Air, học viên sẽ có cơ hội làm việc tại một trong những thương hiệu của Tập đoàn Vingroup, một trong những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, với mức lương rất hấp dẫn.
Đặc biệt, học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo phi công của Vinpearl Air có thể học liên thông lên đại học chuyên ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tải hàng không và kỹ sư máy bay tại Đại học VinUni.
Điều này sẽ giúp họ có cơ hội thay đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt, đảm bảo cơ hội việc làm rộng mở ngay cả khi không có nhu cầu làm phi công nữa.
Việc đào tạo của Vinpearl Air có gì khác biệt so với những nơi khác?
Ông Phan Xuân Đức: Học viên trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh khóa 1 của Vinpearl Air sẽ trải qua 26 tháng đào tạo. Trong đó, thời gian học tại nước ngoài tại một trong các Học viện đào tạo hàng đầu thế giới tại Mỹ hoặc Úc mất 12 tháng để lấy bằng quốc tế PPL (bằng lái máy bay tư nhân), CPL (bằng lái máy bay thương mại) và chứng chỉ MEIR (chứng chỉ vận hành máy bay đa động cơ).
Tiếp đó, học viên sẽ được học tại Việt Nam trong 14 tháng để lấy chứng chỉ ATPL (chứng chỉ phi công vận tải hàng không), MCC (chương trình huấn luyện “Phối hợp tổ bay nhiều thành viên”), JF (bay làm quen trên máy bay phản lực).
Đặc biệt, huấn luyện chuyển loại và bay tích lũy kinh nghiệm là giai đoạn quan trọng để học viên phi công hoàn thiện kỹ năng, trở thành phi công của hãng hàng không.
Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế FAA, CASA, CAAV và được Vinpearl Air đảm bảo việc làm trong môi trường chuyên nghiệp với thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường, tương đương với phi công nước ngoài.
Các chứng chỉ quốc tế này có ý nghĩa như thế nào đối với phi công Việt Nam, thưa ông?
Ông Phan Xuân Đức: Với các chứng chỉ được công nhận trên phạm vi toàn cầu, phi công do Vinpearl Air đào tạo có thể ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội, hướng đến việc xuất khẩu phi công Việt Nam ra thế giới. Đó chính là cách tiếp cận của Vinpearl Air.
Chúng tôi cho rằng muốn có dịch vụ tốt, có khả năng cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế, thì ngay từ trong đào tạo nhân sự đã phải định hướng theo tiêu chuẩn quốc tế, với những tiêu chí khắt khe nhất trên thế giới hiện nay.
Có nghĩa là Vinpearl Air không có điều kiện ràng buộc phi công do mình đào tạo?
Ông Phan Xuân Đức: Đúng vậy. Học viên có thể tự do lựa chọn nơi làm việc tiếp theo, hoàn toàn không bắt buộc phải làm cho Vinpearl Air. Mong muốn của chúng tôi là góp phần đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho cả thị trường chứ không chỉ phục vụ riêng Vinpearl Air.
Xin cảm ơn ông!
Vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, Đại học VinUni có gì khác biệt?
Vietnam Airlines, Vietjet Air đón tin vui cuối năm
Chỉ trong chưa đầy 3 tháng, giá nhiên liệu máy bay đã giảm từ 100 USD/ thùng xuống dưới 80 USD/thùng đã mang lại lợi thế lớn cho các hãng hàng không.
'Quả tạ' Jetstar Pacific khiến Vietnam Airlines không thể bay cao?
Trong 5 năm về với Vietnam Airlines Jetstar Pacific chưa bao giờ cạnh tranh nổi với Vietjet Air dù doanh thu có tăng trưởng theo xu hướng chung của thị trường, Jetstar Pacific đồng thời phá kỷ lục những khoản thua lỗ.
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?
Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120
Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).