Doanh nghiệp
Trà bí đao Wonderfarm tiếp tục đà hồi sinh mạnh mẽ
Sau 1 thập kỷ chìm ngập trong thua lỗ vì đầu tư dàn trải, Interfood với sự trợ giúp của doanh nghiệp đồ uống Nhật Bản là Kirin đã từng bước lấy lại vị thế vốn có.
CTCP Thực phẩm Quốc tế (Interfood), chủ thương hiệu trà bí đao Wonderfarm vừa báo kết quả kinh doanh quý II/2018 và nửa đầu năm 2018 tăng mạnh, tiếp tục đà hồi sinh mạnh mẽ sau sau khi được cổ đông Nhật Bản cải tổ.
Cụ thể, trong quý II, công ty đạt doanh thu 432 tỷ đồng, tăng hơn 16%, lãi sau thuế gần 66 tỷ đồng sau thuế, tăng 71,5% so với cùng kỳ 2017. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần Interfood đạt 758 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 104 tỷ đồng; tăng lần lượt 18% và 84% so với nửa đầu năm ngoái.
Theo kế hoạch đặt ra trong đại hội cổ đông năm nay, công ty dự kiến doanh thu bán hàng và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1.658 tỷ đồng và 100 tỷ đồng.
Khoản lợi nhuận tăng đột biến giúp giảm lỗ lũy kế trên sổ sách của Interfood xuống còn 590 tỷ đồng. Khoản nợ ngắn hạn của công ty, chủ yếu là nợ vay từ công ty mẹ Kirin giảm 140 tỷ, xuống còn 46 tỷ đồng.
Sau 1 thập kỷ chìm ngập trong thua lỗ vì đầu tư tham lam, dàn trải, Interfood với sự trợ giúp của doanh nghiệp đồ uống Nhật Bản là Kirin đã từng bước lấy lại vị thế vốn có.
Interfood đã mạnh dạn thanh lý các dây chuyền sản xuất bánh quy và cắt toàn bộ các hoạt động liên quan tới mảng này để tập trung phát triển sản phẩm chủ lực là trà bí đao Wonderfarm. Nhờ vậy, các khoản chi phí của công ty được quản lý tốt hơn hẳn.
Báo cáo của công ty cho thấy, giá vốn hàng bán trong quý 2/2018 chỉ chiếm 59% doanh thu thuần so với mức 64% cùng kỳ năm ngoái. Việc giảm mạnh được giá vốn đến nhờ việc công ty đẩy mạnh sản lượng, giữ ổn định giá đầu vào, giảm được chi phí gia công,... qua đó giảm được chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm.
Công ty cũng cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ còn chiếm 1,9% doanh thu thuần, so với mức 2,4% vào năm ngoái.
Tập trung vào lĩnh vực duy nhất là đồ uống, hiện tại, các sản phẩm đồ uống mang thương hiệu Wonderfarm và Kirin đang đóng góp 86% tổng doanh thu của Interfood.
Sau khi chính thức chuyển mô hình hoạt động sang công ty cổ phần, Interfood tiến hành ký hợp đồng với Wonderfarm Biscuits and Confectionery để sử dụng thương hiệu "Đại nông trại" hay "Wonderfarm" cho các sản phẩm của mình.
Báo cáo của Euromonitor cho biết, Interfood đang nắm giữ khoảng 3,5% thị phần nước giải khát tại Việt Nam, bị bỏ lại khá xa so với các doanh nghiệp đầu ngành như PepsiCo, Coca-cola hay Tân Hiệp Phát.
Mặc dù vậy, sau cú trượt dốc kéo dài hơn 10 năm, Interfoods không tỏ ra vội vàng. Công ty đặt mục tiêu sẽ tăng thị phần nội địa của ngành hàng giải khát từ 3% lên 8% trong 5 năm tới, tập trung đẩy mạnh mảng nước uống dinh dưỡng như nước đóng chai, nước ép hoa quả.
Siêu lợi nhuận của Tân Hiệp Phát đến từ đâu?
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.