Triều Tiên tiếp tục nhận lệnh trừng phạt mới từ Liên hợp quốc
Đức Anh
Chủ nhật, 24/12/2017 - 10:11
Mới đây, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên sau cuộc thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của nước này.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua lệnh trừng phạt. Ảnh: Kena Betancur
Theo các nhà phân tích, động thái này có thể tác động đáng kể đến nền kinh tế đang khó khăn của Triều Tiên.
Cụ thể, gần 90% sản phẩm dầu tinh chế được xuất khẩu sang Triều Tiên sẽ bị ngăn cấm thông qua việc chỉ cho phép 500.000 thùng mỗi năm được phép nhập vào quốc gia này.
Bên cạnh đó, những người Triều Tiên đang làm việc tại nước ngoài cũng sẽ được yêu cầu phải quay trở về trong vòng 24 tháng kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực.
Theo dự thảo của Mỹ, việc cung cấp dầu thô cho Triều Tiên cũng sẽ bị hạn chế ở mức 4 triệu thùng mỗi năm và hiện Mỹ đang kêu gọi Trung Quốc cùng chung tay giới hạn việc cung cấp dầu cho nước này.
Sau khi nghị quyết được Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên thông qua với 15 phiếu thuận, bà Nikki Haley - đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc đánh giá lệnh trừng phạt mới này đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới Triều Tiên rằng bất cứ sự thách thức nào thêm nữa sẽ chỉ làm tăng thêm các lệnh trừng phạt và sự cô lập.
Hôm 29/11 vừa qua, Triều Tiên tuyên bố nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng tấn công vào đại lục Mỹ.
Các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên ngày càng leo thang, bất chấp và thách thức với các nghị quyết từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các nhà ngoại giao tại Mỹ thể hiện rõ ràng việc mong muốn tìm kiếm giải pháp ngoại giao với Triều Tiên nhưng hiện đang đưa ra những biện pháp trừng phạt mới với mức độ nghiêm ngặt hơn nhằm gây sức ép lớn hơn tới lãnh đạo nước này.
Về phía Triều Tiên, nước này thường xuyên đưa ra lời đe dọa đối với Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản và cho rằng các chương trình hạt nhân của họ là sự bảo vệ cần thiết chống lại sự xâm lược của Mỹ.
Theo đánh giá của các nhà phân tích, các biện pháp trừng phạt mới có thể có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Triều Tiên.
Theo ông Peter Ward - Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, nếu các lệnh trừng phạt mới được thi hành, mức hạn ngạch về dầu sẽ tàn phá ngành vận chuyển hàng hóa của Triều Tiên, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với người Triều Tiên và cho cả các hoạt động sản xuất tại quốc gia này.
Việc buộc phải hồi hương của công nhân Triều Tiên ở nước ngoài cũng sẽ cắt đứt các nguồn ngoại tệ và đầu tư quan trọng cho chính phủ và cho nền kinh tế thị trường đang nổi lên của Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch áp đặt thêm lệnh trừng phạt lên Triều Tiên sau khi nước này tiến hành phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào hôm thứ Ba (28/11).
Nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn tăng mạnh sau khi Ngoại trưởng Triều Tiên tuyên bố rằng Tổng thống Trump đã tuyên chiến và Triều Tiên có quyền bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ, ngay cả khi chưa ở trong biên giới của họ.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.