Leader talk
TS. Nguyễn Đình Cung: ‘Không khí cải cách có vẻ chùng xuống’
Mặc dù kinh tế có sự tăng trưởng tốt, các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dường như đang chậm lại và tồn tại không ít vấn đề, đòi hỏi sự cải cách thực tế và mang tính thị trường hơn nữa.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM), đánh giá trong năm 2019 và kể từ năm 2016 đến nay, nền kinh tế Việt Nam nhìn chung phát triển tương đối ổn định và có sự cải thiện khá rõ nét so với trước.
Những thành tích vừa qua đến từ việc Chính phủ luôn kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó tăng thêm lòng tin cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp. Hàng loạt cải cách được thực hiện, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo “Động lực cho kinh tế Việt Nam: Góc nhìn và triển vọng” trong khuôn khổ chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform), vị chuyên gia cho biết dù kinh tế bên ngoài có những bất lợi, xuất khẩu vẫn có tốc độ tăng tốt, là yếu tố khá thuận lợi trong thúc đẩy tăng trưởng.
Nhu cầu tiêu dùng trong nước gia tăng nhờ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định và ngược lại.
Những điều này đang tạo ra động lực mới cho tăng trưởng, giúp tăng trưởng dựa nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên, vị chuyên gia đã chỉ ra những vấn đề đáng lưu ý của Việt Nam, trước hết là tăng trưởng nhờ xuất khẩu khá bấp bênh, không chắc chắn và rủi ro không nhỏ.
Cụ thể, xuất khẩu tăng 7,6% nhưng phụ thuộc rất lớn vào Mỹ khi xuất khẩu sang thị trường này tăng tới 26,6%, cao hơn nhiều mức tăng sang các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. Thậm chí, xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc giảm nhẹ.
“Như vậy, Mỹ đang là cứu tinh cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, đặt kinh tế Việt Nam vào thế bất định, rủi ro. Ta đừng nói xuất khẩu chung chung làm gì, nhìn vào các con số trên, ta thấy rủi ro lớn”, ông Cung đánh giá.
Một sự suy giảm đáng ngại khác nằm tại dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi số dự án tăng 26% nhưng vốn đăng ký mới lại giảm 14,6%, cho thấy quy mô các dự án sụt giảm.
“Việc giảm này khiến ta có quyền nghi ngờ về chất lượng dự án và cách thức FDI đầu tư tại Việt Nam. Tôi nhận thấy rằng các nhà đầu tư FDI đang phân nhỏ dự án để tránh rủi ro. Và với quy mô dự án nhỏ, giảm dần thì liệu có nghiên cứu và phát triển, liệu có chuyển giao công nghệ được không?”, ông Cung đặt vấn đề.
FDI đăng ký bổ sung cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy Việt Nam chưa chắc đã được hưởng lợi về đầu tư nhờ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Cải cách tuân theo quy luật thị trường
Ngoài những yếu tố tạo tăng trưởng đang có dấu hiệu chững lại, nguyên Viện trưởng CIEM đánh giá tốc độ cải cách, không khí cải cách có vẻ chùng xuống so với đầu nhiệm kỳ.
“Còn rất nhiều dư địa để cải cách nhưng các bộ, ban, ngành không nhìn thấy áp lực buộc phải làm. Khác với 2017, 2018, áp lực bên ngoài, bên trong rất mạnh mẽ, đến mức không thể không làm”, ông cho biết trong phỏng vấn bên lề hội thảo.
Việc triển khai những cải cách tiếp theo được đánh giá rất quan trọng để những cải cách đã có có hiệu lực mạnh mẽ hơn. Những tác động trên thực tế chưa bằng cải cách trên văn bản và trên giấy tờ.
Trước đó, ông Cung nhấn mạnh cải cách vi mô phải là một sự chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường, tự do hóa thị trường trong nước, nâng cao mức độ an toàn và giảm chi phí cho doanh nghiệp; phải cải cách mạnh mẽ hơn, cái gì cần bỏ phải bỏ, cái gì cần làm phải làm và làm trên cơ sở khoa học, có bằng chứng.
Ông cho rằng cải cách của Việt Nam chỉ có thị trường, thị trường và thị trường, dù tìm kiếm lối đi riêng thì vẫn phải tuân theo quy luật, không nằm ngoài những vấn đề mà thế giới gặp phải.
“Tại sao lại vậy? Tại vì ở Việt Nam, mọi thứ đang đè nén thị trường, thế thì ta phải đẩy nó, phải thị trường, thị trường, thị trường hơn nữa”.
Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc gỡ bỏ các quy định hành chính bất hợp lý; đơn giản hóa, hợp lý hóa các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng và môi trường; tạo thuận lợi và khuyến khích mạnh mẽ đầu tư tư nhân xây dựng năng lực sản xuất kinh doanh mới cho nền kinh tế.
“Tôi kiến nghị đừng để các Bộ tự làm, vì nếu từng Bộ thì không ai làm được cái này đâu. Đây là lĩnh vực đầy rẫy xin – cho và quyền lợi, không ai tự bỏ quyền của mình cả. Để các Bộ tự làm với nhau thì chỉ ra một sản phẩm thỏa hiệp thôi, không giải quyết được vấn đề”, ông phân tích.
Vị viện trưởng CIEM kiến nghị thành lập một tổ công tác chuyên ngành, chủ yếu là người bên ngoài, đặt dưới sự chỉ đạo của một phó thủ tướng để làm. Nếu không, những điều này ta đã nói 10 năm qua, có thể sẽ nói trong 10 năm tới”, ông Cung nhấn mạnh.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, không nên tập trung vào cổ phần hóa mà nên làm nhiều hơn phần mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp này. Đồng thời, cần áp dụng khung quản trị theo thông lệ quốc tế để minh bạch hóa hơn hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Ông Cung cho rằng: “Không nên coi doanh nghiệp như một công cụ để Nhà nước quản lý mà hãy coi họ là công cụ kinh doanh. Hãy tiến hành ngay bây giờ vì doanh nghiệp Nhà nước đang quản lý, sử dụng khối tài sản rất lớn và việc sử dụng nhìn chung kém hiệu quả”.
Việc cải cách, làm bừng lên hiệu quả của khu vực này sẽ là động lực rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ít nhất trong 5 năm tiếp theo.
Ngân hàng Thế giới tăng điểm cho Việt Nam về cải cách môi trường kinh doanh
TS. Nguyễn Đình Cung: Các bộ ngành đều nói cải cách sao doanh nghiệp phá sản vẫn nhiều?
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam rất khó cải cách do "thiếu thị trường, thừa Nhà nước".
Lợi ích lớn nhất của CPTPP: Cải cách thể chế, không phải kinh tế
Theo các chuyên gia, lợi ích lớn nhất mà CPTPP mang lại cho Việt Nam là đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế chứ không phải khía cạnh kinh tế.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.