Tuyên án bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Anh Nguyên Thứ hai, 22/01/2018 - 15:33

Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị cáo nghe Toà tuyên án.

Sáng nay (22/1), sau 14 ngày xét xử và nghị án, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm khép lại. 

Toà án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án các bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và các đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’’ và ‘‘Tham ô tài sản”.

Các bản án đã được Hội đồng xét xử (HĐXX) cân nhắc kỹ lưỡng các mặt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân, điều kiện, tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo.

Mức án cụ thể của các bị cáo:

Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

1. Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN): 13 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

2. Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN): 9 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

3. Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN): 9 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

4. Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN): 9 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

5. Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN): 7 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

6. Lê Đình Mậu (nguyên Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN): 4 năm 6 tháng tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

7. Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

8. Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2): 30 tháng tù cho hưởng án treo; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

9. Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC): 6 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

10. Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC): 6 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

11. Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC): 4 năm 6 tháng tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

12. Trương Quốc Dũng (nguyên phó Tổng giám đốc PVC): 17 tháng tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

Tội Tham ô tài sản

13. Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC): 16 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt; phạt tiền 30 triệu đồng

14. Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC): 10 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt; phạt tiền 30 triệu đồng.

15. Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC): 10 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt; phạt tiền 30 triệu đồng.

16. Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần (Đà Nẵng): 8 năm tù; phạt tiền 30 triệu đồng.

17. Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.

18. Nguyễn Đức Hưng (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban điều hành Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm; phạt tiền 20 triệu đồng. (Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác)

19. Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. (Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác)

20. Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo; phạt tiền 20 triệu đồng. (Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác)

Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

21. Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC): 14 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tù chung thân về tội Tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân; phạt tiền 50 triệu đồng.

22. Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC): 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 15 năm tù về tội Tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là 22 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt; phạt tiền 30 triệu đồng.

Vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng

Toà án nhân dân TP Hà Nội đánh giá đây là vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Hầu hết các bị cáo đều giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế, được Nhà nước và nhân dân giao quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, giao thực hiện dự án công trình trọng điểm. 

Tuy nhiên, lợi dụng vị thế và đặc thù, ưu đãi của Tập đoàn dầu khí, vì động cơ khác nhau mà các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước và để lại nhiều hệ luỵ.

Cụ thể, PVN được giao làm đầu mối đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tổng mức đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD. Dù chưa làm thủ tục chọn nhà thầu, nhưng ngày 18/6/2010, ông Đinh La Thăng đã ký Nghị quyết giao PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 theo hình thức chỉ định thầu.

Ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh và cấp dưới tại PVC đã chỉ đạo sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án. Đến ngày 22/11/2017, nhà chức trách mới thu hồi được gần 1.100 tỷ đồng. Số tiền còn lại (hơn 119 tỷ đồng) bị xác định là thiệt hại.

Bác bỏ luận cứ của các luật sư về cách tính thiệt hại, VKS cho rằng thiệt hại 119 tỷ đã được tính chính xác, đúng quy định, theo kết luận giám định tài chính về số tiền lãi tối thiểu trên số tiền 1.115 tỷ đồng sử dụng không đúng mục đích.

Căn cứ lời khai của các bị cáo khác, người liên quan, hồ sơ vụ án, VKS có đủ căn cứ kết luận bị cáo Thăng đã chỉ định thầu với PVC, chỉ đạo ký hợp đồng 33 trái quy định dù biết rõ không đủ điều kiện ký. Sau đó, dù biết hợp đồng 33 không đủ điều kiện để cấp tạm ứng nhưng bị cáo vẫn chỉ đạo tạm ứng 10% cho PVC.

Các dự án PVC được chỉ định thầu khác cũng gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, gây mất lòng tin trong nhân dân. Vai trò chỉ đạo của bị cáo Thăng "xuyên suốt vụ án" từ việc không tuân thủ quy định về quản lý kinh tế của nhà nước, chỉ đạo chỉ định thầu, ký hợp đồng, cấp tạm ứng. Hành vi của bị cáo Thăng dẫn đến sai phạm của hàng loạt các bị cáo khác.

HĐXX nhận định hành vi của bị cáo Đinh La Thăng "Thỏa mãn đầy đủ tội danh quy định tại Điều 165 BLHS chứ không phải tội danh khác như các luật sư bào chữa".

HĐXX ghi nhận quá trình cống hiến của bị cáo Đinh La Thăng, xem xét tình tiết giảm nhẹ nhưng pháp luật cần được tôn trọng, công minh, bình đẳng, không loại trừ bất kỳ ai. Một bản án có tình có lý, tính đến cả công và tội nhưng nghiêm khắc cũng là sự cảnh báo cần thiết cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.

Đối với Trịnh Xuân Thanh, tại tòa, bị cáo thừa nhận bản thân biết PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm làm tổng thầu, hồ sơ chưa đầy đủ nhưng vẫn chỉ đạo PVC ký kết hợp đồng EPC. Ngoài ra, bị cáo còn thừa nhận đã đôn đốc Ban Giám đốc tạm ứng tiền, HĐQT ra chủ trương góp vốn vào công ty con.

Bị cáo Thanh thừa nhận hợp đồng EPC số 33 được ký khi hồ sơ không đầy đủ. Sau khi ký, Ban Giám đốc PVC đã có tờ trình đề nghị HĐQT phê duyệt nội dung. Bị cáo Thanh đã ký phiếu lấy ý kiến phê duyệt nội dung thực hiện gói thầu. Hành vi bị cáo thỏa mãn dấu hiệu tố “Cố ý làm trái”.

Về hành vi Tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống, không chiếm hưởng 4 tỷ đồng. Từ lời khai Vũ Đúc Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển, có thể xác định Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tài sản. Lời khai này phù hợp với khai nhận của các bị cáo khác và tài liệu cơ quan điều tra thu thập, trong đó có chữ ký của Trịnh Xuân Thanh trong văn bản lấy ý kiến đã bị xóa bằng bút xóa.

Ngoài các hình phạt nêu trên, các bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể, với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh có vai trò ngang nhau nên phải liên đới bồi thường 60 tỷ đồng (mỗi bị cáo 30 tỷ đồng).

Các bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đức Thuận cùng chịu trách nhiệm bồi thường 30 tỷ đồng (mỗi người 7,5 tỷ đồng). Nguyễn Ngọc Quý, Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Mạnh Tiến cùng bồi thường 18 tỷ đồng (mỗi người 6 tỷ đồng). Các bị cáo khác bồi thường số tiền còn lại.

Với hành vi Tham ô tài sản, 10 bị cáo phải bồi thường 13 tỷ đồng cho Ban quản lý dự án Vũng Áng - Quảng Trạch. Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường 4 tỷ đồng.

Ngoài ra, Toà ghi nhận bị cáo Thanh đã khắc phục 2 tỷ đồng; bị cáo Vũ Đức Thuận bồi thường 800 triệu, Nguyễn Anh Minh hơn 3,6 tỷ đồng.

Xét đặc xá khi tội phạm tham nhũng bồi thường xong thiệt hại

Xét đặc xá khi tội phạm tham nhũng bồi thường xong thiệt hại

Tiêu điểm -  7 năm

Mới đây, Bộ Công an công bố dự thảo lần hai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đặc xá.

Bắt tạm giam em trai ông Đinh La Thăng để điều tra hành vi tham ô tài sản

Bắt tạm giam em trai ông Đinh La Thăng để điều tra hành vi tham ô tài sản

Tiêu điểm -  7 năm

Cơ quan điều tra xác định ông Đinh Mạnh Thắng có sai phạm liên quan đến vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản" xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam.

Đình chỉ sinh hoạt đảng, khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

Đình chỉ sinh hoạt đảng, khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

Tiêu điểm -  7 năm

Đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với đồng chí Đinh La Thăng.

Cho thôi đại biểu Quốc hội đối với nguyên Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng

Cho thôi đại biểu Quốc hội đối với nguyên Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng

Tiêu điểm -  7 năm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường để thông qua nghị quyết về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Tiêu điểm -  30 phút

Đường vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn do liên doanh Becamex IDC – Đèo Cả trúng thầu vừa được Bình Dương khởi công.

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  16 giờ

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tiêu điểm -  16 giờ

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.

TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng

TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng

Tiêu điểm -  20 giờ

Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?

Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?

Tiêu điểm -  21 giờ

Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.

Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu

Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  12 phút

Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp sẽ tạo nên ranh giới rõ ràng giữa một thương hiệu có nền tảng và một nhà buôn đổi nhãn.

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?

Bất động sản -  23 phút

Sau thời gian dài tăng trưởng nóng do các thông tin sáp nhập tỉnh thành, cơn sốt đất nền đang có dấu hiệu hạ nhiệt.

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Tiêu điểm -  30 phút

Đường vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn do liên doanh Becamex IDC – Đèo Cả trúng thầu vừa được Bình Dương khởi công.

Giá vàng hôm nay 19/6: Mắc kẹt giữa Fed và Trung Đông

Giá vàng hôm nay 19/6: Mắc kẹt giữa Fed và Trung Đông

Vàng -  52 phút

Giá vàng hôm nay 19/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, khi Fed giữ nguyên lãi suất, ông Powell dè chừng, còn Tổng thống Mỹ úp mở tấn công Iran.

Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện

Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện

Doanh nghiệp -  14 giờ

Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  16 giờ

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tiêu điểm -  16 giờ

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.