Phát triển bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường 2020

Phạm Sơn Thứ hai, 05/07/2021 - 17:14

Việt Nam là một trong số các quốc gia tiên phong luật hóa các mục tiêu, cam kết ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, với những diễn biến thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn hay nắng nóng kéo dài đang dần trở thành ‘bình thường mới”.

Bước vào thập niên mới, cũng là 10 năm cuối cùng tới hạn cho các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của quốc gia.

Nhiệm vụ này được thể hiện trong điều 91, 92 và 139 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự kiến có hiệu lực kể từ 1/1/2022. Hiện tại, dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi các nội dung về biến đổi khí hậu đang được Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức lấy ý kiến rộng rãi với các Bộ, ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và đội ngũ chuyên gia.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét, điều này là dấu mốc vô cùng quan trọng để “làm bài bản” mục tiêu ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3 nội dung chính trong chiến lược chống biến đổi khí hậu

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu đang nhận được sự quan tâm của toàn thế giới, như giải pháp duy nhất cho tương lai bền vững và thịnh vượng.

Việt Nam đặt ra mục tiêu giảm thiểu ít nhất 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030, có thể giảm tới 27% với sự hỗ trợ của quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đang phát triển, doanh nghiệp vẫn phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng công nghệ chưa tiên tiến so với thế giới, mục tiêu này không phải có thể dễ dàng thực hiện.

Tuy nhiên, ông Cường nhận định, cái khó của mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam thực chất chủ yếu nằm ở vấn đề “doanh nghiệp và người dân chưa quen với việc này”.

Từ tinh thần đó, Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra chiến lược ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên 3 nội dung chính, bao gồm kiểm kê khí thải nhà kính, phát triển thị trường các bon và bảo vệ tầng ô-dôn.

Đối với việc kiểm kê khí thải nhà kính, ông Cường cho biết sẽ thực hiện theo phương pháp quy định của Liên hợp quốc, được Bộ Tài nguyen và môi trường công bố và hướng dẫn. Công tác kiểm kê sẽ tập trung vào nhóm doanh nghiệp nằm ở trong 5 lĩnh vực có lượng phát thải lớn nhất, bao gồm năng lượng; nông nghiệp; xử lý chất thải; công nghiệp; đất đai và lâm nghiệp.

Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê là các doanh nghiệp lớn, có quy mô phát thải hoặc tỷ lệ phát thải trên sản phẩm cao. Danh mục doanh nghiệp kiểm kê khí thải sẽ được Bộ Tài nguyên và môi trường công bố và điều chỉnh hàng năm.

Từ công tác kiếm kê, doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch, lộ trình giảm phát thải. Toàn bộ quá trình này sẽ được thẩm định bởi bên thứ ba có đủ năng lực và được công nhận bởi quốc tế.

Kiểm kê khí thải nhà kính là bước nền tảng để xây dựng thị trường các bon. Theo ông Cường, Việt Nam không lựa chọn đánh thuế các bon để giảm thiểu gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp mà hướng tới việc tạo ra cơ chế giúp doanh nghiệp trao đổi tín chỉ các bon.

Việc phát triển thị trường các bon được tiến hành theo từng giai đoạn, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2026 triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý, quy chế. Đến năm 2027 – 2028 bắt đầu triển khai thị trường tín chỉ các bon.

Đại diện Cục Biến đổi khí hậu khẳng định, thị trường các bon là điều vô cùng cần thiết, không chỉ tạo ra cơ chế thị trường để thúc đẩy giảm thiểu phát thải mà còn là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng và nâng cao hình ảnh đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Về nội dung bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đưa ra cách tiếp cận theo cam kết của quốc tế về giảm thiểu những khí thải gây hại cho tầng ô-dôn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như điện lạnh, chất đốt sẽ thực hiện kế hoạch giảm thiểu theo lộ trình cam kết, nếu không sẽ có chế tài xử phạt.

Các khí thải này sẽ được đưa vào danh mục chất thải nguy hại, đòi hỏi quy trình thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế đáp ứng những yêu cầu khắt khe.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 ngày

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  1 ngày

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  2 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  4 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

Doanh nghiệp -  5 giờ

CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  7 giờ

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Tài chính -  7 giờ

Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Leader talk -  9 giờ

Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.