Diễn đàn quản trị
Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025
Văn hóa doanh nghiệp 2025 tập trung vào trải nghiệm nhân viên, đổi mới sáng tạo và xây dựng tổ chức học tập trong kỷ nguyên số.

Năm 2025, các doanh nghiệp tiếp tục xác định ba mục tiêu chính trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp gồm: gia tăng trải nghiệm nhân viên, thúc đẩy tinh thần học hỏi để biến công ty thành tổ chức học tập, và xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo. Đây là những ưu tiên nổi bật để củng cố nền tảng và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Từ góc độ thực thi văn hóa, định hình và chuẩn hóa nền tảng vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Điều này phản ánh nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò của văn hóa trong sự phát triển tổ chức.
Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C, việc định hình nền tảng cần được thực hiện bài bản và đúng phương pháp để đảm bảo xác định chính xác bản sắc doanh nghiệp và hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển dài hạn.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Blue C, năm xu hướng văn hóa doanh nghiệp nổi bật trong năm nay đã được ghi nhận.
Thứ nhất là hỗ trợ người lao động thích nghi với sự thay đổi trở thành ưu tiên cấp thiết. Báo cáo của PwC cho thấy, 97% CEO trên toàn cầu đang chủ động tái định hình doanh nghiệp để đảm bảo tính bền vững. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng sẵn sàng cho những thay đổi này.
Cụ thể, 59% nhân viên cảm thấy có quá nhiều thay đổi diễn ra cùng lúc, trong khi 50% không hiểu rõ lý do cần thay đổi. Những biến động trong công việc, từ việc học cách sử dụng công nghệ mới đến đối mặt với khối lượng công việc gia tăng, đặt ra những thách thức lớn đối với người lao động.
Văn hóa doanh nghiệp cũng được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số, với 36,59% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Blue C chọn văn hóa số là mục tiêu ưu tiên.
Những đặc trưng nổi bật của văn hóa số bao gồm việc đặt khách hàng làm trung tâm, định hướng dữ liệu trong ra quyết định, xây dựng và cải tiến không ngừng, hợp tác đa phòng ban và phát triển bền vững. Đặc biệt, đầu tư vào văn hóa số được xem là một yếu tố quan trọng để gỡ bỏ các rào cản trong hành trình chuyển đổi số.

Một xu hướng quan trọng khác là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc. Dù AI đang mở ra những cơ hội mới, việc áp dụng vào thực tiễn vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. Báo cáo từ Gallup cho thấy, chỉ một phần nhỏ nhân viên sử dụng AI thường xuyên, và nhiều người vẫn chưa cảm thấy thoải mái với công nghệ này.
"Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo và hướng dẫn rõ ràng, giúp nhân viên hiểu và tận dụng tối đa tiềm năng của AI, đồng thời thích nghi với những thay đổi trong công việc", ông Vũ nói.
Bên cạnh đó, tái thiết văn hóa sau các đợt tinh gọn bộ máy cũng là một thách thức lớn. Chính sách tinh giản biên chế trong khu vực công sẽ tạo ra lượng lớn nhân sự dôi dư trên thị trường lao động, mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân trong việc thu hút nhân tài.
Tuy nhiên, theo Blue C, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc hòa nhập nhân sự mới, đồng thời củng cố văn hóa tổ chức để duy trì động lực làm việc và niềm tin nội bộ.
Cuối cùng, sự quan tâm tại nơi làm việc ngày càng được coi trọng. Trong bối cảnh nhiều biến động, nhân viên không chỉ tìm kiếm các phúc lợi vật chất mà còn mong muốn sự quan tâm thực sự từ tổ chức. Nghiên cứu của O.C. Tanner chỉ ra, khi nhân viên cảm thấy được quan tâm, khả năng họ gắn bó và làm việc hiệu quả cao hơn đáng kể.
Sự quan tâm này không chỉ thúc đẩy tinh thần mà còn mang lại lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp, từ giảm thiểu kiệt sức đến tăng cường hiệu suất và khả năng giữ chân nhân tài.
Khi văn hóa doanh nghiệp ‘bắt trend’ cùng gen Z
Khoảng cách lớn giữa nhận thức và thực thi văn hóa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều hạn chế trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp, dù mức độ nhận thức và đầu tư đã có sự gia tăng đáng kể.
Khai phá sức mạnh truyền thông nội bộ trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Sự tương tác và xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong cộng đồng giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, truyền thông và quản lý nội bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tổ chức.
Giữ nhân tài bằng văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất giữ nhân tài nhờ văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, môi trường làm việc hạnh phúc, gắn kết và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.