Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Theo quỹ Ellen MacAthur, sự hỗ trợ từ phía chính sách là yếu tố cần thiết để các mô hình kinh tế tuần hoàn mở rộng quy mô và đạt được lợi nhuận.
Kinh tế tuần hoàn đang trở thành hướng đi tất yếu để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Theo nhiều nghiên cứu, kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp quản lý hiệu quả chất thải, hạn chế phát thải nhà kính mà còn tạo ra cơ hội kinh tế lớn và đem lại sinh kế bền vững cho cộng đồng yếu thế.
Theo Quỹ Ellen MacAthur, các chính sách của Nhà nước cần tập trung vào 5 mục tiêu lớn để tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, thay vì mô hình kinh tế tuyến tính như hiện nay.
Đầu tiên, khuyến khích thiết kế lại sản phẩm theo hướng tuần hoàn, cụ thể là thiết kế sản phẩm chất lượng cao, dễ dàng thu gom, phân loại và khó bị biến chất, lẫn tạp chất trong quá trình tái chế.
Bên cạnh những quy chuẩn riêng cho mỗi loại sản phẩm, việc này đòi hỏi thông tin được chia sẻ và theo dõi một cách minh bạch, thông qua nhãn dán trên bao bì, sản phẩm hay những công cụ truy xuất nguồn gốc.
Thứ hai, duy trì tuần hoàn tài nguyên trong chuỗi giá trị. Các chính sách cần thiết có thể kể đến như chính sách thuế khuyến khích việc sửa chữa, chia sẻ tài nguyên, tái sản xuất để tối đa hóa hoạt động tái chế, thu hồi năng lượng.
Công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là chính sách quan trọng cho mục tiêu này. Đây cũng là nội dung mới được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Mô hình EPR hiệu quả cho quản lý chất thải rắn của ngành bao bì
Thứ ba, đưa những nguyên tắc tuần hoàn trở thành tiêu chuẩn để tạo ra động lực kinh tế cho các doanh nghiệp. Những giải pháp quản lý rác thải, tận dụng nguyên vật liệu thứ cấp cần trở thành yêu cầu bắt buộc thay vì khuyến khích.
Chính sách trợ cấp cũng là công cụ thúc đẩy quan trọng để doanh nghiệp giảm bớt áp lực đến từ việc chuyển đổi mô hình, đầu tư dây chuyền mới.
Mặt khác, chính sách thương mại cũng là công cụ đặc biệt hữu hiệu. Những quy định về kinh tế tuần hoàn và sản xuất bền vững đã, đang và sẽ tiếp tục được đưa vào nội dung các hiệp định tự do thương mại (FTA) thế hệ mới, yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ để xâm nhập thị trường tiềm năng.
Thứ tư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo và kỹ năng lao động. Theo quỹ Ellen MacAthur, hoạt động đầu tư công dẫn tới kích thích đầu tư tư nhân hướng tới thiết lập những điều kiện cơ bản để vận hành kinh tế tuần hoàn là điều rất quan trọng.
Những điều kiện này bao gồm cơ sở hạ tầng thu gom, tái chế; hoạt động nghiên cứu liên ngành để tìm kiếm giải pháp, mô hình mới; cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực.
Kết nối các nguồn lực công tư để phát triển kinh tế tuần hoàn
Cuối cùng là chính sách hợp tác công – tư. Giống như nhiều vấn đề khác đặt ra với nền kinh tế, việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn đòi hỏi nguồn lực đầu tư vô cùng lớn và không thể được giải quyết bởi riêng nguồn lực công hay nguồn lực tư nhân.
Đây cũng là hướng đi đang được đẩy mạnh tại Việt Nam, thông qua những cơ chế như cổng thông tin về kinh tế tuần hoàn (hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và môi trường với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) hay sự hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và môi trường với Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)…
Trao đổi với TheLEADER, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh khẳng định, kinh tế tuần hoàn hiện tại đang là sự lựa chọn tất yếu, “không cần Nhà nước vào cuộc thì doanh nghiệp cũng phải tự làm”, vì yếu tố bền vững, tuần hoàn đang trở thành những tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, sự tham gia từ phía Nhà nước là rất quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đi nhanh hơn và đúng hướng hơn.
Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ hoạt động theo nguyên lý thị trường, tự hệ thống sẽ nuôi sống chính nó và tạo ra lợi nhuận. Vai trò của Nhà nước lúc này sẽ là người giám sát việc thực thi các quy định, ngăn chặn những “khuyết tật thị trường” để nền kinh tế tuần hoàn được vận hành hiệu quả.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.