Tiêu điểm
Vẫn còn hàng triệu lao động thất nghiệp, sao phải tăng tuổi nghỉ hưu?
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu trong dự thảo bộ Luật Lao động sửa đổi đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái nhiều của các đại biểu Quốc hội.
Tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam là nội dung trong dự thảo bộ Luật Lao động (sửa đổi) nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận "nảy lửa" của các đại biểu Quốc hội tuần qua với hai luồng ý kiến trái chiều.
Theo Bộ Lao động thương binh và xã hội, ba lý do được bộ này lý giải cho đề xuất tăng tuổi hưu gồm dân số đang già hóa, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để bảo đảm cân bằng ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội và khả năng lao động sau tuổi nghỉ hưu của người Việt Nam còn cao.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá), Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là hợp lý vì thực tế vẫn có 42% người lao động sau nghỉ hưu tham gia vào thị trường lao động.
Lương hưu của người lao động hiện rất thấp, bình quân chỉ khoảng ba triệu đồng. Nếu kéo dài thêm thời gian làm việc sẽ giúp người lao động tích lũy thêm quỹ hưu trí để có thể được hưởng tiền lương hưu cao hơn.
Bên cạnh đó, việc tăng tuổi hưu cũng giúp Việt Nam có thể chuẩn bị đi trước đón đầu, tiếp cận với quá trình già hóa dân số sắp tới.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cũng khẳng định, việc tăng tuổi nghỉ hưu là "không thể trì hoãn". Bộ trưởng Dung nhấn mạnh rằng: "Không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc và nếu không tăng tuổi nghỉ hưu thì sẽ truyền gánh nặng cho thế hệ sau".
Tuy nhiên, không ít đại biểu Quốc hội vẫn chưa đồng tình với đề xuất này. Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội), Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thực tế các quốc gia tăng tuổi nghỉ hưu là quốc gia thiếu lao động. Trong khi đó, Việt Nam mỗi năm có hơn một triệu lao động thất nghiệp, lại đang trong thời kỳ giảm biên chế.
Mặt khác, tại Việt Nam chủ yếu là lao động nặng nhọc, cơ bắp, không phù hợp để làm việc khi đã lớn tuổi. Chủ các doanh nghiệp cũng không muốn sử dụng người lớn tuổi vào lao động trực tiếp. Do đó, nếu tăng tuổi hưu, năng suất lao động sẽ không cao. Ngược lại, người trẻ sẽ thiếu việc làm, hậu quả đối với xã hội là rất lớn.
Đồng quan điểm, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng cho rằng, việc đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đã được bàn luận từ nhiều năm trước nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của người lao động. Nhiều sinh viên hiện ra trường không có việc làm, nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ mất đi cơ hội có việc làm của giới trẻ. Vì vậy, đến ngưỡng nào đấy nên khép lại tuổi lao động để tạo cơ hội cho giới trẻ có việc làm.
Theo bà Mai, không nên vì sợ vỡ quỹ bảo hiểm mà đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu mà cần đánh giá rõ tác động của đề xuất này đối với các tầng lớp lao động.
Còn theo đại biểu đại biểu Hoàng Quốc Thưởng (Hải Dương), xu hướng ở một số nước phát triển là tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng đi cùng với đó là giảm giờ làm. Ở Việt Nam, trong bối cảnh vẫn thiếu việc làm, mỗi năm lại có thêm 1,2 triệu người bước vào thị trường lao động, Luật Lao động rất cần tính toán, thiết kế luật theo hướng đáp ứng nhu cầu có việc làm của lao động trẻ.
"Thực tế là tuổi càng lớn thì sức khỏe, kỹ năng làm việc, độ nhanh nhạy càng giảm. Tuổi thọ trung bình người Việt ngày càng cao nhưng không khỏe". Ông Thưởng đồng ý tăng tuổi hưu nhưng cần lưu ý xem lại lộ trình, đặc biệt là linh hoạt theo đối tượng ngành nghề.
Cần linh hoạt tuổi hưu trong các ngành nghề
Theo đại biểu Quốc hội Uông Chu Lưu, dự thảo bộ Luật Lao động (sửa đổi) chỉ quy định tăng tuổi nghỉ hưu với lao động nói chung. Tuy nhiên, các đối tượng, ngành nghề khác nhau cần có quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau.
Chẳng hạn như tuổi nghỉ hưu của thẩm phán toà án nhân dân tối cao hay kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là 65 tuổi, song cũng quy định rõ từ tuổi 60 trở đi, người lao động vẫn là thẩm phán và kiểm sát viên nhưng không giữ các chức vụ quản lý.
Ngành công an, quân đội cũng quy định rất khác nhau về tuổi nghỉ hưu căn cứ theo cấp hàm, ông Lưu dẫn chứng và nhấn mạnh, ông đồng tình với đề xuất tăng tuổi hưu bởi đây là xu thế của thế giới trước sự già hóa dân số và bảo đảm an toàn của quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay. Tuy nhiên, Luật Lao động nên có lộ trình tăng tuổi hưu và mức tăng phù hợp với các ngành nghề lao động khác nhau.
Đồng quan điểm, ông Lợi cũng cho rằng, không phải người lao động nào cũng có thể đủ sức khoẻ về hưu ở tuổi 60 đối với nữ và 62 đối với nam như dự thảo Luật Lao động sửa đổi. Tuổi hưu 60 đối với nữ và 62 đối với nam chỉ dành cho những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Nhóm những người lao động trong lĩnh vực đặc biệt nặng nhọc, độc hại hay những ngành nghề suy giảm khả năng lao động cơ bản cần nghỉ hưu từ 55 đối với nữ và 60 đối với nam, thậm chí có thể nghỉ từ 50 tuổi. Nhóm những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ quản lý thì có thể kéo dài thêm thời gian công tác khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Còn theo ông Hiểu, Luật Lao động sửa đổi chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, phần lớn viên chức và những ngành đặc thù đòi hỏi lao động trình độ cao. Ngược lại, không nên tăng tuổi hưu đối với những người lao động trực tiếp.
Nhiều doanh nghiệp đề xuất tăng số giờ làm thêm cho người lao động
Theo đại diện nhiều doanh nghiệp, giới hạn làm thêm giờ của Việt Nam khắt khe hơn rất nhiều so với các nước khác. Việc này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam và hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp, chế tạo,…
Tân cảng Sài Gòn nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Tân cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng container và cung cấp dịch vụ logistic hàng đầu Việt Nam với gần 50% thị phần các cảng biển của cả nước.
Áp dụng luật riêng cho lao động nước ngoài tại Việt Nam: Người làm sai, kẻ cố tìm cách lách luật
Với rất nhiều người làm trong ngành nhân sự ở Việt Nam, để áp dụng chính xác luật Lao động cho người nước ngoài là điều không hề dễ dàng. Thế nên, đã xảy ra tình trạng làm sai hoặc cố gắng tìm cách lách Luật tại nhiều doanh nghiệp.
Bình đẳng giới trong lao động khó đạt được vì luật chưa rõ ràng
Theo các chuyên gia, dù nỗ lực để mang lại quyền bình đẳng giới cho lao động nữ song ở Việt Nam đang tiếp cận theo hướng áp đặt thay vì trao quyền cho người phụ nữ.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.