Leader talk
Vẻ đẹp của nhiệt điện Mông Dương 2 trong mắt nhà đầu tư Séc
Thông qua việc mua lại cổ phần nhiệt điện Mông Dương 2, phía Sev.en GI khẳng định muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.
Không phải khách sạn 5 sao, hay một tòa cao ốc nào đó ở Thủ đô Hà Nội, ông Gabriel Staněk, Giám đốc quốc gia tại Việt Nam của Tập đoàn Sev.en Global Investments hẹn chúng tôi tại một gian phòng ấm cúng trong khuôn viên Đại sứ quán Cộng hòa Séc.
Cuộc gặp gỡ nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ông Gabriel Staněk xuất hiện chính thức trước báo giới, nhưng đã là năm thứ mười mà lãnh đạo Sev.en Global Investments sinh sống tại Việt Nam.
Trong suốt cuộc nói chuyện, ông Gabriel Staněk luôn tỏ ra chuẩn mực và thận trọng. Chỉ tới khi chia sẻ về sở thích ăn uống, những danh lam thắng cảnh của Việt Nam, thì vị lãnh đạo này mới hiếm hoi nở một nụ cười tươi.
Về Sev.en Global Investments, đây là một nhà đầu tư có tiềm lực và là một trong những tập đoàn hàng đầu của Cộng hòa Séc. Chủ tịch tập đoàn này, ông Pavel Tykač nằm trong danh sách một trong 400 người giàu nhất thế giới theo Forbes.
Thương vụ ở Mông Dương 2
Chào ông Gabriel, chào mừng ông đã đến với Việt Nam. Ông có cảm nhận thế nào về đất nước, con người chúng tôi?
Ông Gabriel Staněk: Cảm ơn bạn. Nhưng đây không phải là lần đầu của tôi. Thú thật là tôi đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam 10 năm nay rồi. Đất nước Việt Nam rất tươi đẹp, con người rất thân thiện. Tôi rất yêu đất nước này.
Suốt mười năm qua, điều gì đã giữ chân ông ở Việt Nam vậy?
Ông Gabriel Staněk: Đầu tiên tôi nghĩ là đồ ăn. Đồ ăn Việt Nam rất ngon. Bún cá, phở, bún riêu… tôi đều rất thích (cười).
Điều thứ hai là những điểm đến. Mười năm qua tôi có nhiều chuyến du lịch và trải nghiệm. Thêm nữa, tập đoàn của chúng tôi có một dự án ở Quảng Ninh, nên tôi thường xuyên ghé thăm. Vịnh Hạ Long rất ấn tượng, nhưng ấn tượng hơn cả là đảo Cô Tô. Sẽ là không nói quá khi gọi đây là Maldives của Việt Nam.
Tôi khá tò mò về dự án của Sev.en Global Investments (Se.ven GI) tại Quảng Ninh.
Ông Gabriel Staněk: Tôi nghĩ rằng bạn đã từng nghe về nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 rồi. Đó là dự án mà tôi nhắc tới. Mông Dương 2 là nhà máy nhiệt điện BOT đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ lò hơi đốt than phun với tổng công suất lên đến 1.242 MW.
Chúc mừng ông và chúc mừng Se.ven GI. Các ông chính là chủ mới của Mông Dương 2 phải không?
Ông Gabriel Staněk: Chưa đâu. Đúng là năm ngoái, chúng tôi đã mua lại 51% cổ phần sở hữu tại nhiệt điện Mông Dương 2 từ tập đoàn AES của Mỹ. Và gần đây là mua lại thêm 19% cổ phần từ tập đoàn CIC của Trung Quốc. Nhưng vì quá trình mua lại cổ phần vẫn trong giai đoạn chờ phê duyệt, nên chưa thể gọi chúng tôi là chủ mới (cười).
Như vậy, Se.ven GI đã nắm giữ tới 70% cổ phần sở hữu tại nhiệt điện Mông Dương 2. Giá trị thương vụ hẳn rất lớn, thưa ông?
Ông Gabriel Staněk: Rất tiếc là tôi không có thẩm quyền được tiết lộ. Tôi chỉ có thể nói rằng, Mông Dương 2 là một dự án BOT. Dự án đã chính thức được vận hành từ 2015 và sẽ có 25 năm khai thác, rồi sau đó sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam.
Vì chúng tôi là một nhà đầu tư dài hạn, nên ngay sau khi được chấp thuận chuyển nhượng, chúng tôi sẽ trực tiếp vận hành nhà máy nhiệt điện này tới 2040.
Tôi hiểu là ông không thể bình luận về Mông Dương 2 cho tới khi Se.ven GI chính thức trở thành chủ sở hữu về mặt pháp lý. Nhưng liệu ông có thể chia sẻ thêm những thông tin liên quan tới nhà máy nhiệt điện này như yếu tố địa lý, công nghệ, hay con người?
Ông Gabriel Staněk: Tất nhiên rồi. Tôi từng nói rằng đất nước bạn của bạn rất tươi đẹp đúng không? Vậy thì dự án Mông Dương 2 với cá nhân tôi cũng rất đẹp.
Vẻ đẹp nằm ở sự hiện đại của dự án. Có thể nói, Mông Dương 2 là dự án nhiệt điện tốt nhất mà phía AES của Mỹ từng xây dựng. Cho nên, chúng tôi vô cùng tự hào về công nghệ, hay cơ sở vật chất của nhà máy này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng ấn tượng về đội ngũ đang vận hành nhà máy. Nhiều nhân sự đang làm việc tại Mông Dương 2 từ những ngày đầu tiên. Khi mua lại cổ phần từ các đối tác, chúng tôi không có ý định thay đổi đội ngũ nhân sự này. Dự án đang chạy rất trơn tru. Nếu không có gì thay đổi, bộ khung nhân sự tại nhà máy sẽ được giữ nguyên đến năm 2040.
Ý nghĩa của đầu tư dài hạn
Với việc đầu tư vào Mông Dương 2, ông cho rằng, Se.ven GI có thể tận dụng được những lợi thế gì, nhất là khi đây được xem là dự án đầu tay của tập đoàn tại Việt Nam và khu vực?
Ông Gabriel Staněk: Lợi thế lớn nhất của Se.ven GI là kinh nghiệm từng phát triển và vận hành nhiều dự án trên toàn cầu từ Châu Âu, Mỹ cho tới Châu Úc.
Se.ven GI hiện hoạt động và đầu tư vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất điện và khai khoáng. Quan trọng nhất, chúng tôi có tình hình tài chính ổn định. Xin nhấn mạnh lại một lần nữa, chúng tôi là một nhà đầu tư dài hạn, chứ không đơn thuần là kiếm lợi nhuận và khi xong xuôi sẽ rời đi.
Với nhu cầu như vậy, ngoài các bên liên quan, chúng tôi quan tâm tới cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường, và cả các hoạt động giao lưu, phát triển văn hóa.
So với các quốc gia, khu vực mà Se.ven GI từng đầu tư, liệu có điểm chung nào với môi trường kinh doanh tại Việt Nam không, thưa ông?
Ông Gabriel Staněk: Thật khó để đưa ra một kết luận cụ thể. Nhưng trong kinh doanh nói chung, sẽ có những nguyên tắc như đã hợp tác làm ăn thì tất cả các bên đều phải có lợi. Điều này mang ý nghĩa, không chỉ doanh nghiệp, mà cả con người, cộng đồng, địa phương cũng đều phải có lợi ích từ hoạt động kinh doanh, hay đầu tư này.
Nguyên tắc kinh doanh mà ông chia sẻ có vẻ giống với tư tưởng của việc thực hành ESG mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới hiện nay?
Ông Gabriel Staněk: Liên tưởng này khá thú vị đấy chứ. Châu Âu, nơi chúng tôi đặt trụ sở đang đặt ra các quy định khắt khe nhất về ESG. Từ năm 2025, tất cả các doanh nghiệp thuộc EU đều phải áp dụng quy tắc ESG theo tiêu chuẩn EU tại tất cả mọi nơi mà doanh nghiệp có hiện diện. Nên thị trường Việt Nam nói riêng, các thị trường như Mỹ, Úc cũng đều phải áp dụng chung quy chuẩn này.
Thêm vào đó, chúng tôi cũng sẽ đảm bảo an ninh năng lượng và ổn định năng lượng ở mỗi quốc gia chúng tôi góp mặt. Tôi hiểu rằng, các quốc gia hiện nay bao gồm Việt Nam đều đang muốn chuyển dịch năng lượng xanh, nhưng sự chuyển dịch này cần có thời gian. Nên từ giờ cho tới lúc đó, nhiệt điện nói chung, Mông Dương 2 nói riêng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, ổn định năng lượng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Vậy sau Mông Dương 2, Se.ven GI có đang tìm hiểu thêm những dự án nào khác không, thưa ông?
Ông Gabriel Staněk: Thời điểm này, chúng tôi chỉ muốn tập trung vào nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 và chưa thể chia sẻ gì thêm. Rất mong các bạn thông cảm.
Xin cảm ơn ông!
Nhiệt điện LNG Quảng Trị sẽ về đích trước 2030
Đưa Dung Quất thành trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng xanh hàng đầu Đông Nam Á
Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Dung Quất sẽ đóng góp 30% tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi, thu hút 15 tỷ USD vốn đầu tư đến năm 2030.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ giải pháp năng lượng xanh
Việc áp dụng giải pháp năng lượng xanh không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe mà còn mở ra những cơ hội mới cho tăng trưởng.
Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng có thể khai thác nhu cầu tài chính xanh, tài chính thương mại, fintech của khu vực ASEAN để tạo lợi thế khác biệt.
Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn
Chủ tịch Viettel đánh giá cao cơ chế thí điểm công nghệ mới, cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, mua các bí mật công nghệ của nước ngoài có trong Nghị quyết 57.
Đâu sẽ là 'đầu tàu' kéo nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
Trong khi xuất khẩu nhiều biến số, chính sách tiền tệ gặp áp lực, đầu tư công và tiêu dùng nội địa được kỳ vọng trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.
'Khoán 10' của thế kỷ 21 và hơn thế nữa
Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, mang tính đột phá và chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch FPT cam kết 8 điểm đột phá cho kỷ nguyên mới
Thông qua Nghị quyết 57, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tin rằng, Việt Nam có thể vươn lên ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, những công nghệ lõi mà mọi quốc gia đều cần.
SeABank lãi trước thuế hơn 6.000 tỷ đồng năm 2024
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch.
Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Technopark tìm về Quảng Ngãi
Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.
Du khách ngây ngất với lễ hội đèn lồng chưa từng có ở Việt Nam
Trong không khí náo nức của những ngày trước Tết, dòng người đã từ khắp nơi đổ về thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội - Ocean City - nơi đang diễn ra Lễ hội ánh sáng phương Đông - lễ hội đèn lồng lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới tại một khu đô thị ở Việt Nam.
Tỉnh Quảng Nam xin thêm chỉ tiêu nhiệt điện khí
Tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung hai dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 7.200MW vào đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, vận hành dự kiến giai đoạn 2026-2030.
Khu du lịch nghỉ dưỡng 1.500 tỷ của Sao Mai Group đi vào hoạt động
Khu du lịch nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa được xây dựng trên diện tích 54ha, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng vừa được Sao Mai Group đưa vào hoạt động.
Home Hanoi Xuan: Không gian trải nghiệm Tết Việt của du khách quốc tế
Đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City sẽ mở cửa đón khách từ ngày 16/1-3/2 (17 tháng chạp – mùng 6 Tết) với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa Việt.