Vì đâu tăng trưởng xanh 'đói' vốn?

Phương Anh Thứ tư, 17/08/2022 - 16:24

Theo chuyên gia, rủi ro cắt giảm sản lượng theo hợp đồng mua bán điện đang gây khó khăn cho các tổ chức tài chính quốc tế trong hỗ trợ dự án xanh hiệu quả.

Phát triển xanh – xu hướng không thể tránh khỏi

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng mới đây đánh giá những chính sách nhằm chống biến đổi khí hậu, và phục hồi thiên nhiên đang là quan tâm và ưu tiên trong mọi chính sách của các quốc gia trên thế giới, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức lớn, đe dọa tính mạng hàng chục triệu người và tài sản.

Phát triển xanh, tăng trưởng bền vững, giảm dần sử dụng các nguyên liệu hóa thạch, và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong phát triển kinh tế đang là xu thế và hướng đi của nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, để ứng phó có hiệu quả với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

a
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Tại “Hội nghị thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững” mới đây, bà Hồng nhấn mạnh là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, trong thời gian qua, Việt Nam luôn chủ động và tích cực triển khai nhiều hoạt động vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, và quyết tâm đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, qua đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác, tạo đà thuận lợi để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Để hiện thực hoá mục tiêu trên, ngay sau COP26, Ban Chỉ đạo quốc gia về triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 đã được thành lập với sự tham gia của nhiều bộ, ngành cùng với các chương trình, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, khẳng định quyết tâm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Yếu tố quyết định quá trình chuyển đổi

Bà Michele Wee, Chủ tịch Nhóm công tác ngân hàng (BWG), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), đánh giá để đạt được các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững, tài chính là yếu tố tố cốt lõi quyết định quá trình chuyển đổi.

Theo đó, sự hỗ trợ của Chính phủ cần được củng cố bằng sự tham gia và các hành động thiết thực của khu vực tư nhân trong nước, và thông qua các nguồn tài chính từ khu vực công và tư nhân.

Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh

Chủ tịch BWG cho rằng, tăng trưởng xanh đòi hỏi sự thay đổi đáng kể trong đầu tư, trong khi đó việc phát hiện và tiếp cận các nguồn tài trợ biến đổi khí hậu mới, cũng như lồng ghép vấn đề môi trường và khí hậu vào các chiến lược tài chính doanh nghiệp vẫn còn là các thách thức lớn đối với các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức.

Đối với Việt Nam, tăng trưởng xanh là sứ mệnh quan trọng hướng tới phát triển bền vững, và cần có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/03/2015, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tín dụng xanh cho các dự án có mục tiêu rõ ràng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường.

Với định hướng và lộ trình này của NHNN và sự nỗ lực không ngừng của các tổ chức tín dụng, tín dụng xanh đang có những bước phát triển tích cực và ngày càng được quan tâm, với hạn mức đầu tư tăng lên từng ngày.

Khơi thông dòng vốn

Tại hội nghị, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans nhấn mạnh chuyển đổi năng lượng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức.

a 1
Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans.

Theo ông, có hai vấn đề cần xem xét để có thể khơi thông nguồn vốn quốc tế dành cho năng lượng tái tạo.

Thứ nhất, rủi ro cắt giảm sản lượng theo hợp đồng mua bán điện (PPA) hiện nay gây khó khăn cho các tổ chức tài chính quốc tế trong việc đưa ra những giải pháp tài trợ dự án hiệu quả.

Theo đó, rủi ro Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể không thu mua nguồn điện từ các dự án năng lượng tái tạo gây ra những bất ổn đối với dòng tiền của các dự án.

Ông Tim Evans cho rằng, vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách kết hợp các giải pháp, bao gồm nhưng không giới hạn ở cơ chế “nhận điện hoặc trả tiền” (take or pay) được đưa vào trong PPA, đồng thời có thời gian gián đoạn tối đa trong giai đoạn mua điện.

Ví dụ tại Malaysia, Tenega –công ty điện lực có vai trò tương tự như EVN của Việt Nam, có thể có thời gian ngừng hoạt động lưới điện tối đa là 168 giờ mỗi năm. Khi vượt quá ngưỡng này, họ sẽ vẫn phải trả tiền cho các nhà máy điện.

“Quy định này sẽ thiết lập biện pháp bảo vệ cơ bản cho các nhà phát triển điện và những tổ chức cho vay xét từ quan điểm sản lượng/doanh thu”, ông phân tích.

Thứ hai, trái phiếu xanh Chính phủ sẽ thiết lập một tiêu chuẩn cho khối tư nhân khi tiếp cận với các thị trường vốn quốc tế, cụ thể là về chuyển đổi năng lượng.

Vị tổng giám đốc HSBC lưu ý và nhấn mạnh rằng, chuyển đổi năng lượng là yếu tố rất quan trọng trên hành trình tiến đến cân bằng phát thải, nhưng không phải là tất cả, và còn những lĩnh vực khác cũng cần tập trung nhằm khuyến khích nhiều tín dụng xanh hơn.

Theo đó, cũng cần xem xét lộ trình chuyển đổi của các lĩnh vực có phát thải carbon cao, như giao thông, nông nghiệp, sản xuất, xây dựng…

Không chỉ vậy, kinh tế tuần hoàn là chủ đề quan trọng, nhưng nhiều doanh nghiệp đang đối mặt các thách thức khi triển khai. Điều này là do thiếu vắng những hướng dẫn và quy định rõ ràng trong việc kiểm soát lượng khí thải, cũng như định nghĩa thế nào là “xanh” trong từng lĩnh vực cụ thể.

Ngoài ra, công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) cũng là một mô hình thú vị, cho phép các công ty có thể thuê một đơn vị thứ ba đứng ra đầu tư vào nguồn điện và các thiết bị/cơ sở vật chất về điện để cải thiện hiệu quả sử dụng điện của các tòa nhà hay văn phòng của họ.

Dù nhu cầu đối với dịch vụ này cũng đáng kể, mô hình này cũng đối mặt với những thử thách như thiếu các hướng dẫn về quy định và thông số kỹ thuật để xây dựng các tình huống kinh doanh và quy mô phù hợp với yêu cầu của ngân hàng.

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Phát triển bền vững -  2 năm
Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.
Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Phát triển bền vững -  2 năm
Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.
Thủ tướng: Tập trung phát triển nền công nghiệp chuyển đổi năng lượng

Thủ tướng: Tập trung phát triển nền công nghiệp chuyển đổi năng lượng

Phát triển bền vững -  2 năm

Mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam cần tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng.

An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’

An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’

Phát triển bền vững -  2 năm

Mặc dù việc gia tăng công suất từ điện năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tiến tới hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào 2050, nguồn năng lượng này được đánh giá khó có thể đảm bảo an ninh năng lượng.

Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Leader talk -  2 năm

Ngành tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng sang các nguồn sạch hơn, và đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên để giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo

Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo

Leader talk -  2 năm

Yêu cầu từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là từ lĩnh vực điện gió vốn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, sẽ sớm vượt quá khả năng cho vay của nhiều ngân hàng trong nước, từ đó đặt ra yêu cầu gỡ bỏ các hạn chế để thu hút vốn ngoại.

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  11 giờ

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  15 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.