Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh

Kiều Mai Thứ hai, 01/08/2022 - 11:14

Theo chuyên gia, thách thức lớn nhất hiện nay đối với lĩnh vực tài chính xanh tại Việt Nam nằm ở sự đồng bộ về chính sách.

Nhiều cơ hội cho tài chính xanh

Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhận định nhiều yếu tố hiện nay đang giúp Việt Nam tăng cơ hội đón dòng tài chính xanh.

Đơn cử, hội nghị COP26 vừa qua đã thúc giục các nước phát triển đóng góp đủ 100 tỷ USD đến năm 2025 để giúp các nước nghèo hơn cắt giảm khí thải, nhiều đối tác cam kết đầu tư cho Việt Nam thông qua Quỹ khí hậu sạch (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á, hay Quỹ liên minh năng lượng toàn cầu.

Không chỉ vậy, xu hướng đầu tư carbon thấp, giảm đầu tư nhiên liệu hóa thạch trên thế giới, cùng cơ chế của thị trường trong nước thiết lập nhiều công cụ chính sách tài chính, tiền tệ hữu ích thu hút dòng vốn công, tư cho phát triển bền vững, cũng mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.

Tài chính cho kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu: Ai sẽ chi trả?

Nhóm Ngân hàng Thế giới trong “Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam” gần đây đánh giá lĩnh vực tài chính xanh vẫn còn sơ khai ở Việt Nam.

Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) năm 2018 đã phê duyệt chương trình phát triển ngân hàng xanh và kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030, kinh phí tài trợ cho các chương trình khí hậu chỉ chiếm khoảng 5% tổng vốn tài trợ của các ngân hàng Việt Nam (khoảng 0,2% GDP) năm 2020.

Các tổ chức tài chính trong nước đang trong giai đoạn đầu tìm hiểu về trái phiếu xanh và các công cụ khác trên thị trường vốn.

Điều này có nghĩa là Việt Nam có tiềm năng đáng kể để tăng cường tài chính xanh và sử dụng khu vực tài chính làm đòn bẩy, nhằm tái phân bổ vốn cho các khoản đầu tư bền vững hơn.

Dựa trên hướng dẫn của NHNN về các lĩnh vực đủ điều kiện được nhận cấp vốn từ các khoản vay xanh, tín dụng xanh đã tăng gần gấp 5 lần kể từ năm 2015, tăng nhanh hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trong giai đoạn này.

Tiềm năng tăng cường tài chính xanh tại Việt Nam cũng được thế hiện qua dữ liệu về tổng giá trị phát hành nợ mảng xanh, xã hội và bền vững (green, social, and sustainability - GSS).

Theo đó, lĩnh vực này có tổng giá trị phát hành nợ đạt 1,5 tỷ USD năm 2021, ghi nhận mức tăng tới 5 lần chỉ trong vòng một năm, và duy trì tăng trưởng ổn định suốt ba năm liền, theo báo cáo “ASEAN Sustainable Finance – State of the Market 2021”.

Báo cáo cho biết thêm, năm 2021, Việt Nam là nguồn phát hành nợ xanh, bao gồm trái phiếu và khoản vay xanh, lớn thứ hai trong ASEAN, sau Singapore, đạt khoảng 1 tỷ USD.

Những thách thức ngăn cản dòng vốn xanh

Phân tích bên lề tọa đàm “Quản trị và tài chính cho chuyển dịch năng lượng công bằng” do Báo Đầu tư và UNDP tổ chức, ông Hòe nhấn mạnh những thách thức đối với tài chính xanh tại Việt Nam.

Những thách thức này bao gồm lãi suất cao, nguồn vốn trong nước hạn hẹp, đặc biệt là từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, khi chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, ít nguồn vốn trung và dài hạn.

Báo cáo của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết thêm, sự thiếu hụt các quy trình nội bộ và chuyên môn để đánh giá tài chính xanh là một thách thức chính đối với nhiều ngân hàng.

Cụ thể, trong số 85 tổ chức tín dụng do NHNN quản lý, 72 tổ chức chưa có đơn vị kinh doanh chuyên trách về tài chính xanh và 74 tổ chức thiếu quy trình cụ thể về thẩm định tín dụng xanh.

Các tổ chức tín dụng khác phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc phát triển chuyên môn về tài chính xanh và tích hợp các quy trình tài chính xanh vào các hoạt động hiện có.

Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh 1
Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN.

Cùng với đó, ông Hòe đánh giá: “Trong khi rủi ro đầu tư kinh tế xanh khá lớn, các cơ chế, hành lang pháp lý chưa thực sự đồng thuận với câu chuyện này”.

Theo đó, thể chế, chính sách hiện nay vẫn thiếu sự hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chuyển đổi năng lượng. Ví dụ, một dự án xanh đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn, từ đó giá bán phải cao hơn, nhưng hiện đang thiếu vắng cơ chế đấu thầu, chi tiêu công xanh, hay thiếu sự hỗ trợ giá, khiến các dự án khó thành công.

“Nếu như có chi tiêu công xanh thì không chỉ ngân hàng và các định chế tài chính, mà tất cả doanh nghiệp sẽ hướng tới câu chuyện phát triển xanh và bền vững. Đây là điều rất quan trọng”, ông phân tích.

Ngoài ra, nhận thức và thói quen tiêu dùng xanh của người Việt Nam chưa cao.

Tại tọa đàm, ông nhấn mạnh: “Thách thức lớn nhất của Việt Nam có lẽ là vấn đề về mặt chính sách, tư duy về chính sách và sự đồng bộ về chính sách. Đây là điều quyết định liệu rằng có đủ tài chính xanh cho chuyển dịch năng lượng công bằng hay không”.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang làm cho tài chính xanh phải đối mặt với ba rủi ro nghiêm trọng, bao gồm rủi ro chuyển đổi dẫn tới mắc kẹt tài sản, phát sinh nợ xấu; rủi ro quỹ tài chính, bảo hiểm có thể phải thực hiện đền bù lớn; và rủi ro thay đổi giá tài sản.

Các khuyến nghị để khơi thông tài chính xanh

Để phát triển lĩnh vực tài chính xanh, ông Hòe khuyến nghị Chính phủ cần nhanh chóng ban hành danh mục phân loại xanh để có cơ sở định hướng, quản lý, khuyến khích, phát triển, báo cáo, thống kê.

Các cơ quan cần hỗ trợ và hướng dẫn khu vực tư nhân tiếp cận, huy động, sử dụng nguồn tài chính xanh quốc tế, kể cả nguồn ưu đãi quốc tế. Vị chuyên gia lưu ý rằng chính sách đề ra cần nhất quán và ổn định mới có thể hỗ trợ phát triển năng lượng xanh sạch, bền vững.

Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu mua sắm chi tiêu công xanh cần được lồng ghép vào chính sách và thực thi ở các bộ ngành và địa phương; sử dụng tốt các công cụ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để thu hút dòng tài chính xanh cho tăng trưởng xanh.

Theo ông Hòe, NHNN cần có hướng dẫn chỉ đạo các ngân hàng thương mại Việt Nam xây dựng và triển khai chiến lược quản trị theo ESG.

NHNN cũng cần thống nhất với Bộ Tài chính dành ưu tiên về hạn mức vay nợ nước ngoài dành cho khu vực tư nhân, để gia tăng nguồn vốn xanh từ nước ngoài đầu tư cho chuyển dịch năng lượng xanh.

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Phát triển bền vững -  2 năm
ADB và Chính phủ Anh đã ký kết biên bản ghi nhớ để xây dựng quỹ tín thác trị giá 107 triệu bảng Anh, tương đương 134 triệu USD, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN trong việc mở rộng quy mô tài chính xanh và chuyển sang phát triển phát thải thấp, chống chịu với khí hậu.
Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Phát triển bền vững -  2 năm
ADB và Chính phủ Anh đã ký kết biên bản ghi nhớ để xây dựng quỹ tín thác trị giá 107 triệu bảng Anh, tương đương 134 triệu USD, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN trong việc mở rộng quy mô tài chính xanh và chuyển sang phát triển phát thải thấp, chống chịu với khí hậu.
World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu

World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

World Bank nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công, tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng tại Việt Nam.

Cái giá đắt từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Cái giá đắt từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 năm

Nếu không hành động, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu có thể lên đến 14,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050, theo World Bank.

Gần 6,5 tỷ USD đầu tư công cho biến đổi khí hậu

Gần 6,5 tỷ USD đầu tư công cho biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  3 năm

Khoảng gần 6,5 tỷ USD là tổng mức đầu tư công cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016 – 2020 của 29 tỉnh thành và 6 bộ.

Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Phát triển bền vững -  3 năm

Biến đổi khí hậu khiến Việt Nam tổn thất hàng chục nghìn đồng mỗi năm trong hai thập kỷ qua, cao hơn rất nhiều lần con số của giai đoạn trước đó.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Tài chính -  4 ngày

Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Tài chính -  6 ngày

Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Tài chính -  1 tuần

Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Tài chính -  1 tuần

Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  33 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.