Khởi nghiệp
Ví điện tử Vimo sáp nhập mPOS, dự kiến gọi vốn 30 triệu USD
Sau khi sáp nhập và đổi tên thành NextPay, nền tảng thanh toán này có kế hoạch bao phủ 40% thị trường và kết nối mạng lưới 200.000 điểm chấp nhận thanh toán vào năm 2022.
Vừa qua, ví điện tử Vimo và mPOS - 2 thành viên thuộc Tập đoàn NextTech đã chính thức sáp nhập và được đổi tên thành NextPay.
Hậu sáp nhập, NextPay sử dụng giấy phép trung gian thanh toán của ví điện tử Vimo. Công ty cho biết đang đàm phán với các nhà đầu tư để huy động khoảng 30 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B.
Số vốn trên sẽ được sử dụng cho kế hoạch tăng trưởng tại Việt Nam và mở rộng sang thị trường Myanmar và Indonesia vào năm 2020.
Việc sáp nhập này sẽ góp phần tăng cường lợi thế cạnh tranh và quy mô thị trường, tích hợp và mở rộng mạng lưới đối tác của công ty tại thị trường trong nước và quốc tế, với hơn 30 tổ chức tài chính, 10 đối tác thanh toán và 06 mạng lưới thanh toán bao gồm Visa, MasterCard, JCB, UnionPay và Wechat Pay…
Ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO NextPay cho biết: "Bằng việc hợp nhất hai doanh nghiệp này, chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp thanh toán một cửa cho các đơn vị chấp nhận thẻ (các điểm kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ký kết với ngân hàng, chấp nhận thanh toán thẻ thay cho tiền mặt). Chúng tôi tập trung vào việc xây dựng mạng lưới chấp nhận thanh toán lớn nhất tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu về giải pháp thanh toán không tiền mặt trong bán lẻ truyền thống".
Với dân số hơn 95 triệu dân, đến nay, Việt Nam có khoảng 70% dân số am hiểu công nghệ thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh, sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ứng dụng ngân hàng di động và ví điện tử... "Đây chính là cơ hội phát triển cho các nền tảng thanh toán đa tiện ích như NextPay", ông Tuất nhấn mạnh.
NextPay hiện tại đang phục vụ thị trường với hơn 35.000 điểm chấp nhận thanh toán và chiếm 12% điểm chấp nhận thanh toán PoS trên toàn thị trường. Các doanh nghiệp sử dụng nền tảng này bao gồm các chuỗi bán lẻ lớn, các tập đoàn cho đến các nhà bán lẻ nhỏ, riêng lẻ.
Công ty có kế hoạch bao phủ 40% thị trường chấp nhận thanh toán điện tử tại Việt Nam đến năm 2022 để trở thành đơn vị kết nối mạng lưới kinh doanh lớn nhất trong cả nước với 200.000 điểm chấp nhận.
10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?
Kinh doanh homestay tại Việt Nam tạo doanh thu 130 triệu USD
Theo báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường AirDNA, kinh doanh homestay tại Việt Nam đang tăng trưởng gần 5 lần về số lượng nguồn cung chỗ ở trong một năm qua.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết rót 425 triệu USD cho startup Việt Nam
Nguồn vốn hiện là một trong 4 trụ cột chính của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Năm 2018, vốn đầu tư cho các startup Việt lên tới 889 triệu USD gấp 3 lần 2017.
4 trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Năm 2018 ước tính Việt Nam có hơn 3.000 startup, được cho là lớn thứ 3 ở châu Á. Vốn đầu tư cho startup Việt Nam tính đến năm 2018 là 889 triệu USD gấp 3 lần 2017.
Việt Nam sắp có Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Trong Đề án thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, hàng loạt cơ chế, chính sách đã được đề xuất như: không thu tiền đất trong 50 năm, giảm 50% thuế TNCN, miễn thuế nhập khẩu cho các hàng hóa, dịch vụ đầu vào...
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Giá vàng hôm nay 11/6: Trong nước 'nổi sóng' khi quốc tế 'nghe ngóng'
Giá vàng hôm nay 11/6 tăng 300 - 500 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng có dấu hiệu mạnh hơn, trong khi thị trường quốc tế vẫn 'nghe ngóng'.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?