Diễn đàn quản trị
Vì sao doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại
Các vấn đề liên quan đến cấu trúc tổ chức, tư duy quản trị và văn hóa doanh nghiệp là những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của quá trình chuyển đổi số, chứ không phải do công nghệ.

Mười năm trước, TS. Đỗ Tiến Long, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Công ty OD Click từng được mời cố vấn cho một doanh nghiệp đang gặp vấn đề sau một thời gian đầu tư cho công nghệ tiên tiến của nước ngoài để vận hành hệ thống. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai công nghệ mới họ liên tục gặp các vấn đề với máy móc và phải mời chuyên gia nước ngoài sang khắc phục. Mỗi lần như vậy, chi phí, công sức và thời gian bỏ ra không hề nhỏ.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, là thành viên độc lập HĐQT của một tập đoàn (giấu tên) cũng từng chứng kiến công ty này áp dụng công nghệ của nước ngoài khi triển khai chuyển đổi số nhưng không thành công.
“Vì nước ngoài vào không hiểu văn hoá Việt Nam nên áp dụng công nghệ thì từ lãnh đạo đến nhân viên không thực thi được”, ông Quốc Anh nói trong toạ đàm “Công nghệ tiên phong - Vận hành tối ưu” do Công ty CP MISA phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội và Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức.
Không chỉ hai doanh nghiệp trên, dẫn báo cáo thường niên “Chuyển đổi số doanh nghiệp 2022” của Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Long cho biết, có tới 48,8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện tại không còn sử dụng. Chỉ 2,2% doanh nghiệp cho biết đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hoá.
“Rõ ràng, vấn đề lớn nhất không nằm ở công nghệ mà nằm ở mối quan hệ giữa công nghệ và vận hành”, ông Long nhận định.
Theo đó, nếu công nghệ thông theo kịp con người thì công nghệ khó phát huy hiệu quả, thậm chí là vô nghĩa. Ngược lại, nếu con người không theo kịp công nghệ thì chi phí sẽ rất cao vì chi phí ở phần chìm hỗ trợ cho công nghệ vận hành cao hơn nhiều so với tiền bỏ ra mua công nghệ.
“Nhiều lãnh đạo có tuổi nói rằng đã quen với vận hành cũ. Nhưng khi lao động genZ vào thấy làm kế toán bằng cách thủ công như trước đây thì sau một tuần họ xin nghỉ việc”, ông Long kể.
Theo Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư), có ba thách thức lớn nhất dẫn đến thất bại trong chuyển đổi số. Một là thiếu sự đồng thuận trong tổ chức và sự nhất quán, quyết liệt của lãnh đạo. Hai là khó khăn trong thay đổi thói quen, cách thức quản trị. Ba là thiếu nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với công nghệ.
Tương tự, 5 nguyên nhân thất bại lớn nhất trong chuyển đổi số được lãnh đạo OD Click chỉ ra theo thứ tự nằm ở các yếu tố: cấu trúc tổ chức, tư duy quản trị, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ và truyền thông nội bộ.
Do vậy, khi chuyển đổi số, con người và hệ thống, văn hoá doanh nghiệp cần có sự tương thích vì bản chất của chuyển đổi số là sự chuyển đổi về văn hoá doanh nghiệp.

Theo bà Đinh Thị Thuý , Tổng giám đốc MISA cho biết, nền kinh tế ngày càng khó khăn buộc các doanh nghiệp phải thắt chặt chi tiêu, tối ưu chi phí và tăng năng suất của đội ngũ lao động. Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh là giải pháp được nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Xu hướng chuyển đổi số để “tìm cơ trong nguy” rộ lên những năm qua được các doanh nghiệp xem như chiếc phao cứu sinh và không ngừng săn lùng những công nghệ vừa tốt vừa hợp lý về mặt chi phí.
Tuy nhiên, họ lại quên, hoặc không biết được rằng khâu quản trị doanh nghiệp còn rất yếu, hệ thống chưa đủ khả năng tiếp nhận và tương thích với sự thay đổi nên chuyển đổi số không những không giải quyết được vấn đề mà còn gây thêm vấn đề và sự lãng phí.
Đây cũng là thực trạng chung được các công ty công nghệ như Misa nhận thấy khi chứng kiến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Trong những năm qua, chuyển đổi số là từ khoá, các doanh nghiệp nhắc đến rất nhiều nhưng trên thực tế, mức độ sẵn sàng vẫn còn rất thấp, từ văn hoá tiếp nhận sự đổi mới, kỹ năng nhân viên và hệ thống vận hành chưa thích ứng.
Mặc dù dẫn báo cáo năng lực cạnh tranh do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố cách đây khá lâu (2019) cho thấy Việt Nam đang xếp hạng cuối trong khu vực về kỹ năng số của lực lượng lao động, nhưng ông Long cho rằng, mức độ trưởng thành này đến nay vẫn còn thấp so với các quốc gia khác.
“Công nghệ tiên phong là bước thúc đẩy. Về lâu dài, bản chất thì văn hoá và con người đi trước chứ không phải công nghệ đi trước”, ông Long nhận định.
Thủ tướng: 'Chuyển đổi số hiệu quả then chốt là đào tạo nguồn nhân lực'
Câu chuyện chuyển đổi số chuỗi cung ứng từ Nestlé Việt Nam
Đại diện Nestlé Việt Nam cho biết Việt Nam là một trong những thị trường đang được Tập đoàn Nestlé tiên phong áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động logistics, không chỉ giúp kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, mà còn góp phần hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hai chiến lược trong chuyển đổi số ở PNJ
Trong quá trình chuyển đổi số, PNJ tập trung rất nhiều vào năng lực số và văn hoá đổi mới, bên cạnh sự đầu tư về năng lực công nghệ.
Ngành dệt may trước áp lực chuyển đổi số
Về độ sẵn sàng và mức độ công nghệ phù hợp nhất với cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được khảo sát hiện chỉ ở mức điểm trung bình 2,59 trên thang điểm 5.
Cần kỷ luật và cam kết khi chuyển đổi số
Không đơn thuần là bài toán về công nghệ, mà đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cần thể hiện sự cam kết và trách nhiệm, thuyết phục nhân viên về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số đối với thành công của tổ chức trong tương lai.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.