Tiêu điểm
Việt Nam kém cạnh tranh hơn các nước trong khu vực vì đâu?
Việc kiểm tra chuyên ngành tốn quá nhiều thời gian cùng với các yếu tố thiếu thuận lợi như hạ tầng giao thông đang khiến Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn với các nước trong khu vực.
Chi phí thương mại quá cao
Theo báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới công bố mới đây, chi phí thương mại của Việt Nam hiện ở mức rất cao so với trung bình 4 nước ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines.
Cụ thể, thời gian tuân thủ kiểm tra chuyên ngành để xuất khẩu trung bình của các nước ASEAN 4 là 24 giờ, con số này tại Việt Nam lên tới 50 giờ; thời gian tuân thủ tại cửa khẩu đối với xuất khẩu cũng cao hơn nhiều ASEAN 4 khi lên tới 55 giờ so với mức trung bình 37.
Đáng chú ý, nếu một doanh nghiệp chỉ mất trung bình 28 giờ để tuân thủ kiểm tra chuyên ngành đối với nhập khẩu tại ASEAN 4, doanh nghiệp này sẽ phải bỏ ra gấp gần 3 lượng thời gian trên nếu như vào Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định, việc kiểm tra chuyên ngành trên đang là chi phí lớn nhất trong nhập khẩu khi chiếm tới 55% tổng thời gian, làm gia tăng gánh nặng cho doanh nghiệp và giảm sức cạnh tranh của Việt Nam.
Mặc dù hải quan chịu trách nhiệm cho khâu can thiệp cuối cùng để thông quan hàng hóa tại cửa khẩu, các cơ quan thực hiện kiểm tra chuyên ngành mới là nút thắt lớn trong chi phí thương mại.
Báo cáo của WB chỉ rõ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Y tế chiếm tới 74% số biện pháp quản lý và do đó, đây sẽ là những nơi có khả năng đóng góp nhiều nhất vào giảm chi phí.
Đâu là lời giải cho bài toàn năng lực cạnh tranh?
Hạ tầng kết nối của Việt Nam hiện đang còn nhiều bất cập như tốc độ tăng trưởng vận tải cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP hay tốc độ di chuyển cùng mức tin cậy về dịch vụ vận tải thấp.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch cung cầu đang diễn ra tại khu vực cảng. Trong khi một số cảng có mức tận dụng cao như cảng TP. HCM (94%), một số cảng khác lại quá nhàn rỗi như cảng Cái Mép – Thị Vải khi dư thừa tới 71%.
TS. Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, cho biết: “Hệ thống giao thông của Việt Nam có vẻ như không đáp ứng đủ nhu cầu thay đổi về mặt hàng, đặc biệt là các loại mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng cao nhưng khối lượng thấp”.
“6 năm trước đây, không ai có thể hình dung được Việt Nam có thể xuất khẩu được 45 tỷ USD tiền điện thoại năm vừa qua, mà phần lớn số đó được vận chuyển qua đường hàng không”, ông Đức nhấn mạnh.
Theo ông Đức, nếu không có định hướng phát triển giao thông theo chuỗi giá trị, theo cách nền kinh tế vận chuyển trong tương lai thì Việt Nam có làm đường bộ rất nhiều cũng không mang lại hiệu quả.
“Chi phí là yếu tố quan trọng nhất của năng lực cạnh tranh nhưng không phải là tất cả. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam phải chuyển dịch lên một nền sản xuất cao hơn, nghĩa là phải sản xuất được mặt hàng có tính chất phức tạp hơn, phải dịch chuyển tới chuỗi giá trị và đồng thời, phải có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao hơn", ông Đức khẳng định.
Thành quả trên có đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào chính sách tạo thuận lợi thương mại, giao thông, cơ sở hạ tầng cũng như năng lực của lĩnh vực.
Về những cải cách tạo thuận lợi thương mại, WB khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng chuẩn quốc tế trong phân loại các biện pháp kiểm tra chuyên ngành và hợp lý hóa trên cơ sở thực tiễn. Ngoài ra, Việt Nam nên tạo thuận lợi cho công tác kiểm nghiệm nhanh bằng cách cho phép doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ.
Về cải thiện hạ tầng kết nối, WB cho rằng Việt Nam nên lập kế hoạch tích hợp hỗ trợ kết nối vận tải đa phương tiện, gắn quy hoạch kết nối với sự phát triển chuỗi giá trị và mở cửa cho tư nhân tham gia về tài chính và vận chuyển.
Việt Nam sẽ vượt Singapore trở thành Silicon Valley của Đông Nam Á sau 5 năm nữa
Cạnh tranh với Thái Lan: Kỳ vọng cuộc đua song mã
Bí quyết để đi nước cờ qua sông, điều tất yếu là anh phải nắm những thương hiệu quốc tế có sức mạnh. Đó là điều mà người Thái đang làm. Trong cuộc cạnh tranh mới trên lĩnh vực bán lẻ, đại gia nào của Việt Nam đủ sức đấu lại các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan.
Doanh nghiệp bất động sản Việt sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với các nhà đầu tư ngoại
Các doanh nghiệp bất động sản trong nước bằng kinh nghiệm và sự hiểu rõ tâm lý khách hàng có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối tác nước ngoài, khả năng thành công là rất cao.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.