Tiêu điểm
Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các công ty Trung Quốc tìm địa điểm thay thế nhà máy
Theo Jones Lang Lasalle, các quốc gia khác trong khu vực đang ngày càng phát triển hơn khiến cho chi phí hoạt động ngày càng tăng cao đã giúp ngành công nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để vươn lên trong cuộc đua phát triển thị trường logistics.

Tập đoàn tư vấn Jones Lang Lasalle (JLL) nhận định, thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các bất động sản hậu cần khác vẫn còn đang trong giai đoạn mới phát triển với các tiềm năng và lợi thế nổi bật so với các nước khác trong khu vực.
Theo đó, sự cạnh tranh giữa các khu công nghiệp chủ yếu vẫn nằm ở yếu tố vị trí địa lý hơn là các yếu tố về tiêu chuẩn xây dựng, cơ sở hạ tầng nội khu hay chất lượng dịch vụ. Khu công nghiệp và các bất động sản công nghiệp vẫn còn đang phát triển rải rác, chưa tập trung, chưa có một quy hoạch phân vùng phát triển rõ ràng.
Bên cạnh đó, đa phần khách thuê đến từ các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân lực lao động, như dệt may và may mặc, thực phẩm, đồ gỗ và nội thất và các sản phẩm từ cao su và nhựa, tỷ lệ các ngành công nghiệp có giá trị thặng dư chưa nhiều.
Với nền tảng kinh tế thị trường trong nước đang phát triển lạc quan, đồng thời các quốc gia khác trong khu vực đang ngày càng phát triển hơn khiến cho chi phí hoạt động tại các quốc gia này ngày càng tăng cao, JLL nhận định, ngành công nghiệp logistics tại Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để vươn lên trong cuộc đua phát triển thị trường này và trở thành một điểm đến vô cùng hấp dẫn.
Cụ thể, vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, với khả năng tiếp cận các tuyến đường biển thương mại quan trọng trên thế giới, đã mang đến cho đất nước những cơ hội lớn để phát triển giao thông hàng hải, đặc biệt cho các dịch vụ hậu cần.
Ngoài ra, là quốc gia nằm sát Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu tại Đông Nam Á cho những công ty tại Trung Quốc đang tìm kiếm địa điểm thay thế cho nhà máy/nhà xưởng của họ khi mà chi phí hoạt động đang không ngừng tăng cao tại quốc gia này.
Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua; trong đó yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng có thể kể đến như tốc độ đô thị hoá; lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất; và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.
Những yếu tố này đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy nhu cầu trong nước đối với các dịch vụ vận chuyển, giao thương quốc tế và các dịch vụ hậu cần khác.
Bên cạnh đó, khi nền kinh tế trong nước chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất và dịch vụ, thu nhập của hộ gia đình cũng tăng lên. Theo Brookings Institute, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng tầng lớp trung lưu cao nhất trong khu vực, với chỉ số tăng trưởng hàng năm kép (“CAGR”) đạt 19% trong giai đoạn 2018 - 2020, và tăng 14% so với thập kỷ trước.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng cho thấy Việt Nam đang sở hữu cơ cấu dân số vàng với độ tuổi lao động ở Việt Nam dao động từ 20 đến 50 tuổi với tuổi trung bình là 30 vào năm 2016. JLL cho rằng độ tuổi vàng cùng với tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy sức mua và giúp Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Những ưu đãi thuế quan và chi phí gia công thấp cũng là một trong những yếu tố khiến Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư, các công ty sản xuất và các chuỗi cung ứng nước ngoài. Điều này một lần nữa thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong ngành công nghiệp nói chung và logistics nói riêng.

Bà Trang Lê, Trưởng phòng nghiên cứu thị trường Việt Nam của JLL cho rằng, tuy vẫn còn khá non trẻ so với các nước trong khu vực song ngành công nghiệp Việt Nam đang dần tiến sang giai đoạn tăng trưởng hơn trong quy trình “tiến hóa” của thị trường công nghiệp.
Các cơ hội phát triển trong ngành này đang ngày càng hiện rõ hơn khi mà các nhu cầu về sản phẩm đang dần chuyển dịch từ sản phẩm cơ bản sang các sản phẩm có giá trị thặng dư.
Đại diện JLL cho biết, theo kế hoạch phát triển đến năm 2020, tổng diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp sẽ tăng gấp đôi quy mô thị trường hiện tại. Do đó, cơ hội sở hữu quỹ đất để thâm nhập và phát triển trong lĩnh vực đầy tiềm năng này là rất lớn đối với cả nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải vì sao chi phí logistics đắt đỏ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Chi phí logistics cao liệu có nhấn chìm con tàu kinh doanh'
Gánh nặng chi phí đang là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Logistics có phải phân khúc hấp dẫn nhất châu Á Thái Bình Dương?
Mức tăng trưởng dân số khổng lồ ở châu Á Thái Bình Dương là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, điều này đang tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với nhu cầu sản xuất và yêu cầu những dịch vụ hậu cần tốt hơn.
Ông Lê Duy Hiệp: Giảm chi phí logistics rất khó vì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Chưa năm nào, Chính phủ lại coi trọng ngành logistics như năm 2018, khi trực tiếp giao nhiệm vụ kinh tế cụ thể như nhiều ngành kinh tế chủ lực khác. Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, đây vừa là vinh dự nhưng đồng thời cũng là thách thức không dễ vượt qua.
Logistics Việt Nam 40 năm vẫn loay hoay bài toán mất 'sân nhà'
Quy mô ngành logistics Việt Nam hiện vào khoảng 40 tỷ USD mỗi năm, nhưng 75% thị phần đang rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
Vietjet chuyển giao 50 máy bay Boeing 737 cho Vietjet Thái Lan
50 tàu bay Boeing 737 đầu tiên trong đơn hàng 200 máy bay giữa Vietjet và Boeing vừa được ký chuyển giao cho Vietjet Thái Lan.
Tăng cường hợp tác tài chính Việt Nam – Hoa Kỳ
Với nền tảng là hai nền kinh tế bổ trợ lẫn nhau, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể làm sâu sắc quan hệ hợp tác tài chính, thương mại trên cơ sở cùng có lợi.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Ẩn mình bao năm, Thành Sơn sắp toả sáng trên bản đồ du lịch cộng đồng Hoà Bình
Xã Thành Sơn, Hòa Bình đang “thức giấc” nhờ dòng vốn đầu tư du lịch đổ về, khai thác tiềm năng từng bị lãng quên.
FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
V-Senses Dining khai trương nhà hàng tại TP.HCM
Sự kiện khai trương nhà hàng V-Senses Dining tại TP.HCM đã đánh dấu sự ra mắt của một thương hiệu ẩm thực mới mang đậm tinh thần Việt, nguyên bản nhưng đương đại.
CC1 vào guồng tăng trưởng với loạt dự án trị giá 30.000 tỷ đồng
Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, CC1 còn coi lĩnh vực điện hạt nhân, metro và phát triển bất động sản là những động lực tăng trưởng.
Becamex IDC động thổ 2 khu công nghiệp thế hệ mới
Khu công nghiệp Cây Trường và Bàu Bàng mở rộng giai đoạn hai nằm trong chiến lược phát triển các khu công nghiệp sinh thái, thông minh thế hệ mới của Becamex IDC.
ĐTK Land Sa Đéc khởi công dự án Rivera Thiên Hoa
ĐTK Land Sa Đéc hôm nay chính thức khởi công dự án Rivera Thiên Hoa gần 3ha tại xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.