Doanh nghiệp
Vietnam Airlines rao cho thuê lại máy bay
Các máy bay thân rộng A350, B787 và thân hẹp A321 được Vietnam Airlines thông báo cho thuê bắt đầu từ tháng 4.
Vietnam Airlines vừa thông báo có nhu cầu cho thuê máy bay thân hẹp (Airbus A321), và máy bay thân rộng (A350-900, Boeing B787-9, B787-10) với thời gian thuê là 6 tháng (hoặc theo nhu cầu), dự kiến bắt đầu từ tháng 4-2020.
Các máy bay trên được thông báo cho thuê theo hình thức thuê khô (chỉ thuê máy bay), thuê ướt (thuê máy bay bao gồm bảo hiểm, tổ bay, kỹ thuật mặt đất, dịch vụ bảo dưỡng), thuê ẩm (gồm các dịch vụ đi kèm trên nhưng không có tổ bay).
Thông báo cho thuê máy bay của Vietnam Airlines diễn ra trong bối cảnh dịch cúm nCoV vẫn đang diễn biến căng thẳng, hoạt động hàng không, du lịch chịu ảnh hưởng nặng. Hiện tại, Vietnam Airlines và các hãng bay của Việt Nam đã ngừng khai thác các đường bay tới Trung Quốc.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, từ năm 2010 đến 2019, tỷ lệ tăng trưởng kép lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm là hơn 15% với đóng góp lớn nhất từ khách Trung Quốc. Sự phát triển này tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch và hàng không trong nước tăng trưởng.
Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng khách Trung Quốc hàng năm đạt 23,1% nhờ yếu tố địa lý có chung đường biên giới với Việt Nam. Riêng năm 2019, tỷ lệ khách Trung Quốc 32,2% tổng lượng khách quốc tế - mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2019, lượng khách trên các đường bay giữa Việt Nam - Trung Quốc đạt khoảng hơn 7,5 triệu khách trong đó hơn 4,6 triệu là do các hãng hàng không trong nước vận chuyển.
Việc dừng khai thác thị trường Trung Quốc khiến các hãng hàng không Việt Nam đối mặt với việc mất doanh thu của trung bình 400.000 khách/tháng.
Đó là chưa kể đến một lượng không nhỏ doanh thu từ nguồn khách này trên các đường bay nội địa. Các hãng hàng không Việt Nam còn phải mất thêm nhiều chi phí liên quan đến việc hoàn trả, hủy vé cho khách đã đặt chỗ, chi phí liên quan đến công tác vệ sinh phòng dịch.
Với sự xuất hiện của dịch bệnh, Công ty chứng khoán KB Securities Việt Nam dự kiến, lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam sẽ không có tăng trưởng trong năm 2020.
Đơn vị này đưa ra các kịch bản về thời gian kéo dài của dịch nCOV tác động đến tăng trưởng hành khách quốc tế tại Việt Nam với giả định tăng trưởng khách hàng Trung Quốc giảm 75% và hành khách từ các quốc gia khác không tăng trưởng trong các tháng diễn ra dịch.
Điều này sẽ khiến các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines khó có tăng trưởng trong năm 2020. Trong các năm gần đây, động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc mở mới đường bay quốc tế sau khi thị trường trong nước có dấu hiệu bão hòa.
Trên thực tế, hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines đã có dấu hiệu đi xuống từ quý 4/2019, trước cả khi dịch viêm phổi Vũ Hán diễn ra.
Cụ thể, Vietnam Airlines đã ghi nhận lỗ hoạt động kinh doanh chính và chỉ ghi nhận lãi nhờ thu từ hoạt động khác, chủ yếu là nhờ hoạt động bán và cho thuê lại máy bay (Sale & Leaseback) mang về 202 tỷ đồng.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam cho biết kết quả kinh doanh kém do doanh thu bình quân của hành khách nội địa giảm 17,7%; quốc tế giảm 8,1% khiến lợi nhuận chung suy giảm.
Dù thông báo cho thuê máy bay, kế hoạch trong dài hạn của Vietnam Airlines vẫn là tăng quy mô đội bay. Theo CAAV, Vietnam Airlines dự kiến tăng quy mô đội bay lên 107 máy bay vào năm 2020 và 135 máy bay vào năm 2025 (so với 100 chiếc tại năm 2019).
Riêng năm 2020, Vietnam Airlines đặt mục tiêu vận chuyển 25 triệu lượt hành khách và đạt 110.560 tỷ đồng doanh thu hợp nhất. Cùng với đó, hãng sẽ triển khai đề án phát triển đội tàu bay giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030; tập trung thực hiện dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021-2025.
Lợi nhuận Vietnam Airlines giảm sâu trong quý 4
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.