Vinamilk, FPT, Hoà Phát, CMC hiến kế 'trận đánh lớn' thúc đẩy Nghị quyết 68

Nhật Hạ Thứ bảy, 31/05/2025 - 14:35
Nghe audio
0:00

Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68, Vinamilk đề xuất xử lý vướng mắc trong 7 ngày, Hòa Phát kiến nghị dùng 70% hàng nội cho đầu tư công...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng nay đã chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp tại Hà Nội nhằm thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Chính phủ đã nhanh chóng chuyển hóa Nghị quyết 68 thành hành động cụ thể, khi trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 198 và ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Trước đó, tại hội nghị ngày 18/5, Thủ tướng đã giải đáp nhiều vấn đề từ các doanh nghiệp, nhưng theo ông, nhu cầu đối thoại trực tiếp và sâu hơn từ phía doanh nghiệp vẫn rất lớn, đòi hỏi một diễn đàn mở để chia sẻ, hiến kế.

Thủ tướng nhấn mạnh vấn đề hiện nay không còn là thiếu cơ chế, mà là tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả.

“Nghĩ sâu, làm lớn”, tận dụng sức mạnh của gần một triệu doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh để tạo chuyển biến căn bản trong nền kinh tế là thông điệp được ông nhấn mạnh.

Bên cạnh đó yêu cầu rõ ràng về vai trò của từng bên trong triển khai: Nhà nước, chính quyền, doanh nghiệp, người dân – mỗi bên phải chủ động, đồng lòng, hành động. “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thủ tướng nói.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk. Ảnh: Nhật Bắc

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, ví tiềm năng thực hiện nghị quyết 68 như Chiến dịch Hồ Chí Minh – thần tốc và hiệu quả nếu đồng lòng.

Bà nhắc lại những cột mốc lớn trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân: từ đổi mới tại Đại hội VI, khi doanh nghiệp được giao quyền tự chủ, đến Đại hội VIII với chủ trương cổ phần hóa, mở đường cho hàng loạt công ty tư nhân ra đời.

Theo bà, lực lượng doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ trong vòng năm mười năm đã có bước tiến vượt bậc, và Nghị quyết 68 lần này sẽ là một bước ngoặt tiếp theo.

Nhìn về tương lai, bà cho rằng Việt Nam có lợi thế lớn trong việc “đi tắt đón đầu” về công nghệ. Nếu trước đây cần 10 – 15 năm để nghiên cứu, học hỏi, thì hiện nay Việt Nam có thể tiếp cận và áp dụng ngay. Bà lấy ví dụ đường cao tốc Bắc – Nam: “Thế giới có từ lâu, nhưng nếu chúng ta tập trung, có thể làm ngay với công nghệ mới nhất.”

Pháp luật không cấm nhưng nếu lợi mình, hại người thì cũng không nên làm. Những doanh nghiệp như thế sẽ phát triển bền vững.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk

Tuy nhiên, điểm mấu chốt, theo bà, vẫn là con người. Chính sách đã rõ, nhưng thành bại phụ thuộc vào việc ai thực thi, với tinh thần và trách nhiệm như thế nào.

Bà nhấn mạnh phát triển kinh tế không chỉ là tăng GDP hay doanh số mà phải là phát triển bền vững – xanh, sạch, có trách nhiệm xã hội.

“Pháp luật không cấm nhưng nếu lợi mình, hại người thì cũng không nên làm. Những doanh nghiệp như thế sẽ phát triển bền vững”, bà Liên nói.

Bà đề nghị có cơ chế giải quyết nhanh các vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải.

“Bởi đối với doanh nghiệp, nhiều khi có cơ hội thì có thể đi nhanh trước 5, 10 năm còn nếu mất cơ hội thì phải chậm mất 50 năm”, bà Liên nhấn mạnh.

Như tại Vinamilk, các vấn đề phát sinh được xử lý trong vòng 48 giờ. Bà mong rằng Chính phủ cũng có một khung thời gian nhất định: 7 ngày, 15 ngày… để giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Chủ tịch Tập đoàn FPT. Ảnh: Nhật Bắc

Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Chủ tịch Tập đoàn FPT, gọi Nghị quyết 68 là "nắng hạn gặp mưa rào" đối với doanh nghiệp.

Theo ông, sự xuất hiện của nghị quyết là niềm hy vọng mới, kỳ vọng về sự “tin yêu” mà Đảng, Chính phủ, Nhà nước dành cho khối tư nhân.

Ông dẫn lại lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: đã đến lúc Việt Nam cần những “trận Điện Biên Phủ mới” trên mặt trận kinh tế. Ông cho rằng Việt Nam cần lập kế hoạch “tác chiến” kinh tế đến năm 2030, với những “trận đánh mới” như xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, trung tâm tài chính toàn cầu, hạ tầng công nghệ, giao thông, nông nghiệp hiện đại…

Theo ông, điều quan trọng là huy động được sự đồng lòng và hợp lực giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Ông khẳng định doanh nghiệp Việt sẵn sàng “chiến đấu” để cùng nhau phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC, cho rằng Nghị quyết 68 đã giải quyết đúng và trúng những điểm nghẽn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng phản hồi và kiến nghị từ doanh nghiệp hiện nay còn quá rời rạc, chủ yếu là đơn lẻ. Ông đề xuất cộng đồng doanh nghiệp nên thông qua các hiệp hội để tập hợp tiếng nói, đưa ra kiến nghị tập trung hơn và có hiệu quả hơn.

Ông đặc biệt đề cao tinh thần "kiến tạo chung", không chỉ chờ Chính phủ “kiến tạo” mà doanh nghiệp cũng phải đồng hành kiến tạo. Ông kêu gọi doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào các chính sách cải cách thủ tục hành chính, ví dụ như tham gia góp ý cắt giảm 30% thủ tục hành chính mà nghị quyết đặt ra.

Ông nêu dẫn chứng về quy định mới: nếu một dự án đã có quy hoạch 1/500, không nên yêu cầu doanh nghiệp phải xin thêm giấy phép xây dựng.

Ngoài ra, ông kiến nghị Chính phủ tin tưởng và giao cơ hội cho các doanh nghiệp Việt trong các dự án lớn – từ hạ tầng giao thông đến hạ tầng số. Ông cho rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Hòa Phát, Vingroup, Thaco, CMC… hoàn toàn đủ năng lực và có thể liên doanh hợp tác để đảm nhận các dự án như đường sắt cao tốc, thay vì phải phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: Nhật Bắc

Bày tỏ sự vui mừng khi có Nghị quyết 68, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, cho rằng văn bản này thậm chí “mở” hơn cả kỳ vọng của doanh nghiệp.Tuy nhiên, ông đề nghị các nghị định, thông tư đi kèm cần cụ thể và rõ ràng hơn.

Theo ông Long, mọi phát ngôn và văn bản của Chính phủ cần khẳng định rõ quan điểm “bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước” là điều kiện tiên quyết.

Như dự án đường sắt cao tốc là thời cơ nghìn năm. Nếu muốn làm nhanh, gọi thầu nước ngoài là xong. Nhưng nếu muốn bảo vệ ngành đường sắt trong nước, Chủ tịch Hoà Phát cho rằng bắt buộc phải bảo vệ sản xuất trong nước.

Ông đề nghị các dự án đầu tư công cần có tỷ lệ sử dụng hàng sản xuất trong nước – ví dụ 70% trong các dự án như đường cao tốc. Ông cho rằng cách diễn đạt “ưu tiên dùng hàng trong nước” là không đủ trong nghị định về đặt hàng, phải quy định rõ "phải dùng hàng trong nước sản xuất được" chứ không phải "ưu tiên" nếu sản phẩm đáp ứng được yêu cầu.

Sau các phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu lên tình trạng đặt ra yêu cầu nhà đầu tư phải có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó thì mới được tham gia.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ sự cần thiết phải phân biệt giữa điều kiện của nhà đầu tư và nhà thầu. Theo ông, không thể yêu cầu nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể – miễn là họ có vốn, có hiệu quả đầu tư, còn việc tổ chức thi công có thể thuê nhà thầu chuyên nghiệp.

Đơn cử có thể quy định nhà đầu tư casino phải có 2 tỷ USD mới được đầu tư vào casino vào Việt Nam, nhưng đừng đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, họ có thể tổ chức kinh doanh, thuê nhà thầu có kinh nghiệm, thuê ai quản lý là việc của họ.

Theo Thủ tướng, yêu cầu kinh nghiệm đầu tư đang là một điểm nghẽn trong thủ tục hành chính, cần được tháo gỡ để khơi thông dòng vốn và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mới.

Thủ tướng: Không được chuyển giao, Việt Nam vẫn tự phát triển công nghệ

Thủ tướng: Không được chuyển giao, Việt Nam vẫn tự phát triển công nghệ

Tiêu điểm -  1 tháng
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định nếu không được chuyển giao công nghệ, Việt Nam vẫn phải tự phát triển, coi đây là động lực để tăng tốc tự chủ trong lĩnh vực AI.
Thủ tướng: Không được chuyển giao, Việt Nam vẫn tự phát triển công nghệ

Thủ tướng: Không được chuyển giao, Việt Nam vẫn tự phát triển công nghệ

Tiêu điểm -  1 tháng
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định nếu không được chuyển giao công nghệ, Việt Nam vẫn phải tự phát triển, coi đây là động lực để tăng tốc tự chủ trong lĩnh vực AI.
Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga: Như sống trong thời khắc lịch sử của Đổi mới lần 2

Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga: Như sống trong thời khắc lịch sử của Đổi mới lần 2

Tiêu điểm -  1 tháng

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân, khu vực từng đổi mặt với nhiều băn khoăn, nghi ngại, được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Khâu khó nhất của điểm nghẽn thể chế đang dần được gỡ bỏ

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Khâu khó nhất của điểm nghẽn thể chế đang dần được gỡ bỏ

Leader talk -  1 tháng

Khi khâu khó nhất của điểm nghẽn thể chế đang dần được tháo gỡ, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tin tưởng rằng, kinh tế tư nhân của Việt Nam sẽ thực sự có được bước ngoặt tăng trưởng mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.

GS.TS Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân cần nhiều 'Thánh Gióng' để vươn mình

GS.TS Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân cần nhiều 'Thánh Gióng' để vươn mình

Leader talk -  1 tháng

Để kinh tế tư nhân trở thành lực đẩy chiến lược, GS.TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh, Việt Nam cần một cuộc chuyển mình toàn diện từ tư duy đến hành động, khơi dậy niềm tin, phát hiện nhân tài và kiến tạo chiến lược phát triển mang tính thông tuệ.

Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự

Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.

Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết

Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết

Tiêu điểm -  2 ngày

Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.

Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ

Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ

Tiêu điểm -  2 ngày

Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Các dự án đường sắt sẽ tăng sức hút

Các dự án đường sắt sẽ tăng sức hút

Tiêu điểm -  3 ngày

Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.

TP.HCM thí điểm bỏ cấp phép xây dựng tại nhiều khu vực từ 1/7

TP.HCM thí điểm bỏ cấp phép xây dựng tại nhiều khu vực từ 1/7

Tiêu điểm -  3 ngày

TP.HCM dự kiến thí điểm bỏ cấp giấy phép xây dựng cho các dự án nhà ở, chủ yếu tại quận 7, TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

VinFast hợp tác với myTVS tạo mạng lưới hậu mãi toàn diện tại Ấn Độ

VinFast hợp tác với myTVS tạo mạng lưới hậu mãi toàn diện tại Ấn Độ

Nhịp cầu kinh doanh -  1 phút

VinFast hợp tác chiến lược với myTVS hướng tới thiết lập 120 xưởng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng tại Ấn Độ.

Bài toán 'mua ô tô phải có chỗ đỗ xe' nhìn từ kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới

Bài toán 'mua ô tô phải có chỗ đỗ xe' nhìn từ kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  1 phút

Từ Tokyo, Singapore đến Hà Nội, TP.HCM, chỗ đỗ xe đang trở thành yếu tố quyết định không chỉ trong việc sở hữu ô tô mà còn là tiêu chuẩn mới trong đầu tư bất động sản.

Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC

Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC

Doanh nghiệp -  29 phút

Lợi nhuận của Vinaconex được dự báo sẽ tăng mạnh nếu thoái vốn thành công khỏi Vinaconex ITC - chủ đầu tư siêu dự án Cát Bà Amatina.

Nguy cơ bong bóng cận kề khi giá bất động sản liên tục leo thang

Nguy cơ bong bóng cận kề khi giá bất động sản liên tục leo thang

Bất động sản -  30 phút

Giá bất động sản tăng phi mã, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, khiến người nghèo gần như vô vọng trong việc tiếp cận nhà ở.

Bất động sản TP.HCM dậy sóng với Blanca City: 1.769 booking được ghi nhận

Bất động sản TP.HCM dậy sóng với Blanca City: 1.769 booking được ghi nhận

Nhịp cầu kinh doanh -  32 phút

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) ngày 29/6 đón gần 2.000 khách hàng tham gia sự kiện giới thiệu dự án thành phố trắng bên đại dương Blanca City tại TP.HCM. Lượng khách bùng nổ và không khí giao dịch sôi động tiếp tục khẳng định sức hút từ đô thị biển của Sun Group trong bối cảnh bất động sản Vũng Tàu bứt phá mạnh mẽ.

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt đảo châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt đảo châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An

Nhịp cầu kinh doanh -  33 phút

Kết hợp với hệ tiện ích wellness chăm sóc sức khỏe cao cấp, Đảo châu Âu trở thành biểu tượng wellness Island đầu tiên tại miền Trung nói chung, Nghệ An nói riêng.

Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB

Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB

Nhịp cầu kinh doanh -  42 phút

Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chương trình ưu đãi “chuyển tiền toàn cầu – quà tặng đẳng cấp” với cơ hội trúng thưởng loạt quà tặng giá trị, hấp dẫn.