Vincom Retail có vốn điều lệ 19 nghìn tỷ đồng, là chủ sở hữu hệ thống trung tâm thương mại lớn nhất trong nước.
Vincom Retail đăng ký niêm yết toàn bộ 1,9 tỷ cổ phiếu. Ảnh: Vingroup
Thông tin từ Tập đoàn Vingroup ngày 26/9 cho biết, công ty con Vincom Retail đang thực hiện một số thủ tục để niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Theo đó, Vincom Retail nộp hồ sơ xin niêm yết cổ phần phổ thông vào ngày 22/9/2017 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM. Sau niêm yết, Vingroup dự định sẽ vẫn là cổ đông lớn của Vincom Retail.
Vingroup cho hay, việc niêm yết sẽ được thực hiện theo luật hiện hành, bao gồm luật chứng khoán Việt Nam, và tùy thuộc các điều kiện thị trường.
"Không có sự chắc chắn hoặc đảm bảo nào là giao dịch niêm yết sẽ được thực hiện. Do đó, Vingroup hiện không thể tiết lộ thêm thông tin về giao dịch niêm yết, ví dụ như về thời điểm", thông cáo từ Vingroup cho hay. Tập đoàn này sẽ đưa ra các thông báo liên quan đến giao dịch niêm yết này vào thời điểm thích hợp.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) cũng chính thức thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Vincom Retail.
Theo đó, Vincom Retail có vốn điều lệ hơn 19.010 tỷ đồng, đăng ký niêm yết toàn bộ 1,9 tỷ cổ phiếu. Đơn vị tư vấn niêm yết là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn.
Vincom Retail là công ty quản lý các trung tâm thương mại của tập đoàn Vingroup với các thương hiệu Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza và Vincom+.
Trước đó, hồi đầu tháng 8, Bloomberg đã đưa tin về thương vụ IPO lớn nhất Việt Nam trong năm nay và là thương vụ IPO lớn thứ 2 từ trước đến nay, sau đợt IPO của Vietcombank cách đây 10 năm. Số tiền huy động từ thương vụ này có thể lên đến 600 triệu USD - bao gồm bán cổ phiếu hiện hữu và cổ phiếu phát hành mới.
Thời điểm đó cả đại diện của Vingroup và phía Warburg Pincus đều không đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin này.
Quỹ đầu tư Mỹ Warburg Pincus đã đầu tư tổng cộng 300 triệu USD vào Vincom Retail, đợt đầu vào năm 2013 và đợt thứ 2 vào năm 2015. Theo công bố, nhóm nhà đầu tư do Warburg Pincus làm đầu mối sẽ nắm giữ 20% cổ phần của Vincom Retail.
Tính đến cuối quý II/2017, Vingroup vẫn nắm giữ 100% quyền biểu quyết và 97,53% lợi ích của Vincom Retail. Warburg Pincus không nắm giữ cổ phiếu phổ thông mà sở hữu cổ phiếu ưu đãi của Vincom Retail, là loại cổ phiếu không có quyền biểu quyết.
800 triệu USD cho tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST của Vingroup, 1 tỷ USD của Vinalines hay 600 triệu USD của Vinashin là những khoản vay vốn quốc tế lớn của các doanh nghiệp trong nước.
Theo GS. Kenichi Ohno, Chính phủ cần có những biện pháp hoặc chính sách để hỗ trợ những doanh nghiệp đầu đàn như Vingroup, Trường Hải theo một phương thức và mức độ hợp lý.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.
VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.