Tiêu điểm
Vingroup chiếm hơn một nửa tín dụng xanh của Việt Nam
Dữ liệu mới nhất cho thấy hai giao dịch lớn nhất – chiếm hơn một nửa tổng giá trị các khoản vay xanh của Việt Nam – đến từ Vingroup.
Năm 2022, Việt Nam chỉ có các khoản vay xanh (xanh và liên kết bền vững) được phát hành, với năm giao dịch đến từ các nhà phát hành khác nhau.
Đáng chú ý, trong đó, riêng Vingroup chiếm hơn một nửa tổng giá trị phát hành với hơn 1,3 tỷ USD, theo dữ liệu mới nhất từ báo cáo ASEAN Sustainable Finance – State of the Market 2022” (Thị trường tài chính bền vững ASEAN).
Giao dịch lớn nhất là khoản vay xanh trị giá 500 triệu USD của công ty sản xuất và thương mại Vinfast (một công ty con của tập đoàn Vingroup). Đây là giao dịch thứ hai của công ty này sau khoản vay xanh 400 triệu năm 2022.
Một công ty con khác của Vingroup là Vinpearl cũng gia nhập thị trường với lô trái phiếu bền vững trị giá 425 triệu phát hành năm 2022 – trái phiếu bền vững duy nhất ở Việt Nam từ trước tới nay.
Ngoài Vingroup, CTCP Bất động sản BIM (BIM Land) cũng là cái tên đáng chú ý với hai giao dịch, tổng giá trị hơn 300 triệu USD, trong đó bao gồm 200 triệu USD trái phiếu quốc tế niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore, và khoản vay 107 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á.
Bên cạnh đó, Vietcombank góp mặt với khoản vay xanh 200 triệu USD, và Chailease Holding – công ty cho thuê tài chính có trụ sở tại Đài Loan với 90 triệu USD.
Báo cáo đánh giá dù khối lượng phát hành liên quan đến phát triển bền vững tại Việt Nam còn nhỏ so với các quốc gia cùng Đông Nam Á, nhưng đã ghi nhận sự đa dạng theo chủ đề trong những năm gần đây.
Từ trước năm 2020, các tổ chức trong nước chủ yếu triển khai các khoản vay xanh, nhưng gần đây, đã xuất hiện nhiều loại hình khác, như trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững, hay các khoản vay liên quan đến phát triển bền vững.
Các nỗ lực và chính sách hỗ trợ về tài chính bền vững được Chính phủ Việt Nam ủng hộ, với sự ra mắt của hướng dẫn quản trị rủi ro môi trường trong các hoạt động mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Cùng với đó là công bố chương trình quốc gia nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển kinh doanh bền vững tới năm 2025.
Cuối năm ngoái, Việt Nam cùng các đối tác quốc tế khác đã thiết lập quan hệ Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP).
Thông qua JETP Việt Nam, các đối tác cam kết huy động ít nhất 15,5 tỷ USD trong vòng 3 – 5 năm tới để hỗ trợ nhu cầu chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.
Trên nền tảng đó, Chính phủ cũng cam kết cải thiện khung pháp lý tài chính xanh của Việt Nam, để thúc đẩy sự quan tâm trong lĩnh vực này.
Báo cáo cho biết thêm trên khắp ASEAN, thị trường nợ xanh, xã hội, bền vững, liên kết bền vững và chuyển đổi (green, social, and sustainability – GSS+) trong năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm 32% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với xu hướng chung trên toàn cầu.
Mặc dù vậy, lượng phát hành duy trì ở mức mạnh mẽ, cao gấp đôi so với năm 2020, và còn nhiều điểm tích cực đáng lưu ý như tăng phát hành trái phiếu chính phủ, và một loạt sáng kiến phát triển chính sách và thị trường. Qua đó, giúp củng cố thêm khung pháp lý và chuyên môn.
Trái phiếu chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong kích thích các hoạt động và phát triển thị trường, cũng như phân bổ các khoản vốn lớn vào những dự án và hoạt động bền vững.
Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, cho biết đầu năm 2022, ngân hàng này đã công bố cam kết hỗ trợ thu xếp lên đến 12 tỷ USD tài chính bền vững trực tiếp và gián tiếp cho Việt Nam và các doanh nghiệp tới năm 2030.
Ông nhận định: “Cùng với những nỗ lực và chính sách về tài chính bền vững được chính phủ các nước ASEAN ủng hộ, chúng tôi lạc quan rằng, thị trường tài chính bền vững của ASEAN và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới, và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết giúp khu vực này đạt được các mục tiêu cân bằng phát thải”.
Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng
Rào cản chuyển đổi năng lượng xanh
Về lâu dài, việc thiếu cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng phù hợp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.
Để vốn xanh đến đúng đích
Đối với doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhà đầu tư chấp nhận rằng có thể phải mất nhiều thời gian và nguồn lực hơn để triển khai các giải pháp phát triển bền vững, miền là doanh nghiệp có đủ tầm nhìn và quyết tâm.
Tìm cách tăng tốc doanh nghiệp trong tăng trưởng xanh
Theo chuyên gia, điều mà chính phủ và các bộ ngành, địa phương, cần làm là tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất đầu tư xanh, chứ không còn phải khuyến khích các doanh nghiệp nhiều nữa.
Yếu tố 'nuôi dưỡng' tài chính xanh
Theo chuyên gia HSBC, trước hết, thông tin tốt hơn sẽ giúp tránh rủi ro định giá sai, và sẽ huy động các nguồn lượng thị trường để mở rộng quy mô tài chính xanh, giúp nâng tầm xu hướng này trở thành chính thống.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.