Tài chính
VPBank rót gần 9.000 tỷ đồng vào công ty chứng khoán
Gần một nửa số tiền thu được sau thương vụ bán cổ phần FE Credit được VPBank rót vào công ty chứng khoán mới mua lại, mức vốn điều lệ này lớn thứ 2 trên thị trường, chỉ xếp sau Công ty chứng khoán SSI
Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2022 mới đây của Công ty Chứng khoán ASC đã thông qua việc đổi tên thành Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBank Securities - VPBS).
Đồng thời, HĐQT trình và được cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ. Theo đó, công ty chứng khoán này sẽ chào bán 865 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 8.920 tỷ đồng.
Như vậy, từ quy mô vốn điều lệ chỉ 270 tỷ đồng, VPBS sẽ trở thành công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn thứ 2 trên thị trường, chỉ xếp sau Công ty chứng khoán SSI.
Nguồn tiền thu được từ đợt tăng vốn dùng để bổ sung nguồn lực cho mảng kinh doanh môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành. Thời điểm thực hiện trong năm 2022 và sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chứng khoán ASC là công ty chứng khoán nhỏ với vốn điều lệ 56 tỷ đồng và đã rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán để cơ cấu lại hoạt động kinh doanh từ năm 2016. Cuối năm 2021, ngân hàng VPBank cho biết đã mua lại hơn 97% cổ phần của ASC, đồng thời tăng vốn mạnh từ 56 tỷ đồng lên 269 tỷ đồng.
Sau Đại hội cổ đông mới đây, công ty cũng có HĐQT mới sau khi miễn nhiệm các thành viên cũ và bầu ông Phạm Phú Khôi, ông Nguyễn Hà Quỳnh và bà Hồ Thúy Nga cho nhiệm kỳ 2022-2027. Ông Khôi là Phó Tổng giám đốc - kiêm Giám đốc Khối Thị Trường Tài chính của VPBank.
Về kế hoạch kinh doanh, Ban lãnh đạo mới của VPBS cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh gồm tổng doanh thu 1.509 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 632 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số năm 2021.
Công ty cũng hoàn thiện bộ máy quản lý, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm công nghệ, hệ thống giao dịch trái phiếu, hệ thống giao dịch cổ phiếu… Vào tháng 10/2021, đơn vị được UBCK chấp thuận bổ sung thêm các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán gồm môi giới, tự doanh và bảo lãnh phát hành.
Tại cuộc họp với giới phân tích gần đây, ban lãnh đạo của VPBank đã thông báo về việc đổi tên ASC thành VPBS, đồng thời sớm nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty chứng khoán này lên 100%.
Trước đó, VPBank đã từng sở hữu một công ty chứng khoán là VPS, song đã quyết định thoái hết vốn vào năm 2016 để tập trung vào các mảng kinh doanh chiến lược khác như cho vay tiêu dùng, SMEs.
Việc VPBank quyết định quay trở lại thị trường chứng khoán đến sau khi ngân hàng này hoàn tất thương vụ bán vốn FE Credit. Ban lãnh đạo VPBank chia sẻ, ngân hàng hiện đang tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, và đầu tư vào công ty chứng khoán và phát triển mảng ngân hàng đầu tư được xem là mục tiêu quan trọng.
HSBC: Chứng khoán Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.