Tiêu điểm
Xu hướng du lịch của người Việt hậu dịch Covid-19
Tâm lý lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại, lo lắng về vấn đề an toàn sức khoẻ khi đi du lịch cũng như nhạy cảm hơn về chi phí là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong kế hoạch du lịch của du khách Việt trong sáu tháng cuối năm.
Vừa trở về từ chuyến du lịch đến quần đảo Cát Bà, tận hưởng trải nghiệm ngủ đêm trên vịnh Lan Hạ trên con thuyền Heritage Cruises sang trọng lấy cảm hứng từ di sản 'vua tầu thủy' Bạch Thái Bưởi vào ngày 23/5, chị N.T. Huyền (Hà Nội) lại cùng cô bạn thân đi du lịch 3 ngày 2 đêm ở Nha Trang chỉ chưa đầy một tuần sau đó. Chị cho biết, vào giữa tháng Sáu, chị sẽ cùng nhóm bạn đặt vé máy bay đi chơi Đà Lạt, một địa điểm chị mong ước được đến mà lâu nay chưa có dịp.
Ba chuyến du lịch chỉ trong vòng một tháng là điều mà một nhân viên văn phòng như chị Huyền không thể nào làm được trong điều kiện bình thường, trước khi dịch Covid-19 xảy ra. Bởi lẽ, ngoài câu chuyện sắp xếp thời gian thì vấn đề chi phí cũng là một bài toán khó. Là người yêu du lịch, để có thể đi xa hai tháng một lần, chị Huyền đã từng phải cân nhắc rất kỹ.
Thế nhưng, sau khi dịch Covid-19 về cơ bản được kiểm soát ở Việt Nam, các chương trình giảm giá, kích cầu được áp dụng đã tạo cơ hội để du khách trong nước có thể đi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn với mức giá phải chăng.
Như con tàu Heritage Cruises của Lux Group vốn dĩ chuyên phục vụ khách Tây nên giá phòng khá đắt. Bình thường, giá công bố rẻ cũng hơn 10 triệu đồng/phòng/đêm, cao nhất là 14,6 triệu đồng. Nhưng vì dịch Covid-19 nên tàu chuyển hướng phục vụ khách Việt, với mức giá khuyến mại 2,5 triệu đồng/người/đêm trong thời gian vừa qua, bao gồm cả ăn uống, trải nghiệm, khám phá.
Tận dụng cơ hội khuyến mại, một đại gia đình lên tới hơn 30 người đã đồng hành cùng chị và những du khách khác trong trải nghiệm trên chiếc du thuyền đầu tiên tại vịnh Bắc Bộ mang phong cách Boutique.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hệ lụy to lớn, ảnh hưởng đến kinh tế và thu nhập cũng như tác động không nhỏ đến tâm lý và hành vi của du khách. Tuy nhiên, theo một khảo sát của Outbox Consulting trên 937 người Việt ở phạm vi toàn quốc về dự định du lịch hậu dịch Covid-19, người Việt không vì thế mà loại bỏ ý định đi du lịch của mình trong năm nay. Theo kết quả khảo sát, có đến 44% du khách cho biết vẫn có ý định đi du lịch trong năm nay.
Trái với những lo lắng về nguy cơ khách sẽ huỷ các kế hoạch du lịch của họ, kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 7% du khách Việt quyết định huỷ các kế hoạch du lịch đã lên và sẽ lên kế hoạch mới, trong khi đó 22% không có ý định thay đổi kế hoạch du lịch trong năm nay.
Một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành là 71% khách được khảo sát cho biết đang lên kế hoạch cho những chuyến đi của mình trong năm nay. Như vậy, phần nào có thể thấy, nhu cầu du lịch của khách Việt Nam thực tế vẫn tồn tại, và lượng cầu này chỉ bị hoãn lại trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, nhưng được dự báo sẽ quay trở lại ngay sau khi mọi trật tự kinh tế, xã hội được quay trở lại với một cuộc sống ‘bình thường mới’.
Khi dịch bệnh hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều dự đoán ngành du lịch mất một khoảng thời gian ít nhất từ sáu tháng đến một năm để phục hồi. Tuy nhiên, có một tín hiệu tích cực đối với thị trường du lịch nội địa khi phần đông du khách có dự định đi du lịch trở lại khá sớm, bắt đầu từ tháng 7 và tháng 8/2020.
Du khách Việt còn lo lắng về dịch bệnh
Có khoảng 1/3 số lượng người tham gia khảo sát của Outbox Consulting cho biết chưa xác định thời gian cụ thể cho kế hoạch đi du lịch của mình. Điều này cho thấy du khách Việt Nam cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định thời gian thực hiện chuyến đi cũng như tâm lý còn e dè về việc dịch bệnh có khả năng quay trở lại.
Không quá bất ngờ khi tâm lý lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại cũng như những lo lắng về vấn đề an toàn sức khoẻ khi đi du lịch là hai yếu tố hàng đầu tác động đến những dự định du lịch của khách Việt Nam trong ít nhất sáu tháng tới và có thể kéo dài hơn.
Ngoài việc lựa chọn điểm đến phù hợp với sở thích, du khách Việt Nam hiện nay còn đặc biệt quan tâm đến mức độ an toàn của điểm đến. Tâm lý du khách Việt khi lựa chọn điểm đến sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng khi đại dịch Covid-19 gây ra những ảnh hưởng to lớn. Họ dành sự quan tâm đặc biệt đến mức độ an toàn, các thông tin về y tế, hỗ trợ sức khỏe của điểm đến. Dù chỉ mới xuất hiện, tuy nhiên đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng tác động đến việc lựa chọn điểm đến của cả du khách đi trong nước lẫn du khách đi nước ngoài.

Theo khảo sát năm 2019 của Outbox Consulting, xu hướng du lịch nước ngoài của người Việt Nam tăng nhanh trong những năm trở lại đây và thời điểm từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa cao điểm du lịch nước ngoài của khách Việt.
Tuy nhiên, sau đỉnh điểm của dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm, khách Việt có sự chuyển đổi sang lựa chọn các điểm đến trong nước thay vì các điểm đến quốc tế cho các chuyến du lịch trong sáu tháng cuối năm. Bên cạnh đó, việc lựa chọn những điểm đến gần nơi sinh sống cho các chuyến đi ngắn và tiết kiệm cũng trở thành một trong những lựa chọn của khách Việt trong năm nay.
Một điểm đáng chú ý nữa là ‘mức độ nhạy cảm về giá’ của người Việt trong việc lựa chọn điểm đến cũng như chi tiêu khi đi du lịch sẽ cao hơn trong giai đoạn này khi mà 22% người được khảo sát đánh giá thu nhập năm nay do tình hình dịch bệnh sẽ thấp nên cần tiết kiệm và chi tiêu phù hợp, kỹ càng hơn.
Du khách Việt Nam vẫn giữ thói quen thực hiện những chuyến đi ngắn, độ dài trung bình từ 3-5 ngày được nhiều người Việt dự định thực hiện nhất. Du khách Việt Nam hiện nay khá nhạy cảm về chi phí nên những chuyến đi ngắn sẽ phù hợp với ngân sách của họ. Bên cạnh đó, tâm lý du khách hiện nay rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe, những chuyến đi ngắn ngày sẽ đem lại cảm giác an toàn cao hơn là những chuyến đi dài ngày.
Mặc dù có những lo ngại về việc khách sẽ không lựa chọn máy bay làm phương tiện cho các chuyến đi trong năm nay do tâm lý lo ngại các yếu tố an toàn sức khoẻ, tuy nhiên với những chương trình kích cầu và khuyến mãi hấp dẫn sau dịch từ các hãng hàng không cũng như các biện pháp an toàn dịch bệnh vẫn được siết chặt, phương tiện hàng không vẫn là lựa chọn hàng đầu của khách Việt Nam khi đi du lịch. Bên cạnh đó, phương tiện cá nhân cũng dần trở nên phổ biến hơn đối với du khách Việt.
Xu hướng du lịch tự túc ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng khách Việt, đặc biệt là với các chuyến đi nội địa. Khảo sát của Outbox Consulting cho thấy, 92% du khách Việt lựa chọn đi du lịch tự túc trong năm nay, trong đó có 48% du khách cho biết sẽ thực hiện chuyến đi của mình cùng với gia đình. Xu hướng du lịch cùng gia đình của người Việt hầu như không bị dịch Covid-19 ảnh hưởng.cho thấy,
Bên cạnh đó, nhóm khách du lịch một mình cũng hiện hữu trong xu hướng du lịch năm 2020 của khách Việt với 19% phản hồi lựa chọn hình thức trên cho các chuyến đi trong sáu tháng tới.
Cũng theo kết quả khảo sát, du khách Việt không có những lựa chọn hoạt động du lịch nào tập trung và nổi bật. Các hoạt động khách Việt ưa chuộng khá đa dạng và rải đều từ các homestay yên tĩnh cho đến những điểm tham quan phổ biến.Trong đó, 26% du khách cho biết họ sẽ lựa chọn du lịch biển, đảo; 20% du khách sẽ tham quan các thành phố nổi tiếng và 16% sẽ tham gia các hoạt động ngoài trời, dã ngoại.
Ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group cho biết, trước đây, công ty chỉ tập trung đón khách quốc tế, nhưng mới đây đã lập thêm phòng du lịch nội địa để phục vụ khách Việt sau khi nhận được phản hồi cao bất ngờ đối với các chương trình khuyến mại của tàu Heritage Cruises. "Toàn bộ các chuyến đi cuối tuần của Heritage Cruises đã kín khách từ nay đến hết tháng 8", ông Hà hồ hởi.
'Đẩy mạnh du lịch nội địa và chuẩn bị mở cửa đón khách quốc tế'
Những trải nghiệm du lịch đáng thử hậu Covid-19
Ngay ở Việt Nam, du khách có thể tìm thấy những trải nghiệm tuyệt vời không hề thua kém các nước trên thế giới.
Các 'ông lớn' tìm cách cứu du lịch hậu Covid-19
Các doanh nghiệp lữ hành, hàng không và dịch vụ lưu trú đều cho rằng sự phát triển của du lịch hậu Covid-19 trước tiên phụ thuộc lớn vào khách nội địa mà mức giá là một trong những yếu tố thu hút chủ đạo.
Cần các doanh nghiệp lớn tiên phong phá băng thị trường du lịch
Trong bối cảnh du lịch đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, ngành du lịch càng cần có vai trò tiên phong, dẫn đầu của doanh nghiệp lớn để phá băng thị trường du lịch vốn đang bị tê liệt suốt thời gian qua, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu nhận định.
Lúng túng tái khởi động du lịch
Không dễ để các doanh nghiệp du lịch quay trở lại hoạt động bình thường sau thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?