Tiêu điểm
Xuất khẩu kỳ vọng 'rực rỡ' nửa cuối năm
Biến động tỷ giá, phụ thuộc nguyên phụ liệu đầu vào, chi phí vận tải biển leo thang là những trở ngại cho sự phục hồi sản xuất và xuất khẩu.

Ba ngành xuất khẩu trọng tâm
Theo dữ liệu của UNCTAD, chỉ có ba quốc gia ASEAN ghi nhận tăng trưởng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2023 là Thái Lan, Việt Nam và Indonesia với mức tăng trưởng lần lượt là 42%, 32,1% và 13,7% so với cùng kỳ.
Trong đó, quy mô thu hút vốn FDI của Việt Nam là lớn nhất trong ba nước. Điều này cho thấy Việt Nam là một trong các quốc gia hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và xu hướng dịch chuyển, đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, bảy tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 440 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Việt Nam xuất siêu khi xuất khẩu đạt 227 tỷ USD, tăng 16%. Nhập khẩu đạt 213 tỷ USD, tăng 18,5%.
“Với sự khởi sắc về hoạt động thương mại, xuất siêu hơn chục tỷ USD, xuất khẩu đang đón sóng phục hồi sau năm 2023 tăng trưởng ảm đạm", PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) chia sẻ tại chương trình “Xuất khẩu khởi sắc - Có tiếng liệu có miếng".
Theo ông Trần Nhật Trung, Giám đốc Phân tích tại chứng khoán ACB (ACBS), dự kiến ngành xuất khẩu Việt Nam những tháng còn lại của năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt so với mức thấp của năm 2023 khi các thị trường xuất khẩu chính đang tích cực nhập hàng hóa dự trữ cho mùa mua sắm cuối năm.
Chuyên gia của ACBS đưa ra 3 ngành quan trọng đóng góp tốt vào hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới là dệt may, đồ gỗ và thuỷ sản.
Xuất khẩu dệt may bảy tháng đạt 19,8 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ gần 8,9 tỷ USD, tăng 23,4%. Xuất khẩu thuỷ sản 5,3 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ.
Báo cáo của công ty chứng khoán PSI cũng đặt niềm tin vào ngành dệt may và thủy sản.
Với ngành dệt may, kỳ vọng đơn hàng tiếp tục đảm bảo và gia tăng. Động lực chính sẽ đền từ việc nhu cầu tại thị trường Mỹ phục hồi.
Một số doanh nghiệp có lợi thế về tập khách hàng đa dạng và yếu tố về ESG như CTCP Đầu tư thương mại TNG hay Eclat Textile (doanh nghiệp FDI Đài Loan) thì lượng đơn hàng đã được lấp kín đến đầu quý IV năm nay.

Trong khi đó, May sông Hồng dự định đưa nhà máy Xuân Trường 2 mới đi vào hoạt động kể từ cuối năm 2024, cho thấy sự tự tin của doanh nghiệp về sự trở lại của các đơn hàng.
"Chúng tôi kỳ vọng các đơn hàng sẽ tiếp tục được đảm bảo và gia tăng trong nửa cuối năm khi vào mùa mua sắm tại các thị trường lớn", báo cáo của PSI nhận định.
Với ngành thủy sản, sản lượng cá tra xuất khẩu cũng được dự báo phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nhờ vào lượng hàng tồn kho tại các thị trường, đặc biệt là Mỹ đang suy giảm so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp thủy sản cũng có thể tận dụng mức thuế chống bán phá giá (POR 19) ở mức thấp để tăng cường biên lợi nhuận.
Mỹ vẫn là thị trường chủ lực với kim ngạch đạt 733 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc – Hồng Kông, Nhật Bản và cuối cùng là EU.
Tương tự, xuất khẩu tôm cũng cải thiện trong nửa đầu năm và tiếp tục hồi phục trong nửa cuối năm nay.
Giá bán tôm tại thị trường Nhật Bản có thể tăng lên nhờ việc các mặt hàng tôm chế biến từ Việt Nam vẫn được ưa chuộng và chi phí vận chuyển thấp hơn.
Trong khi đó, tại Mỹ và Trung Quốc, giá bán sẽ khó tăng hơn do mặt hàng tôm sơ chế đơn giản từ Ấn Độ, Ecuador với giá rẻ đang có lợi thế hơn so với Việt Nam. Đặc biệt tại Mỹ, tình trạng dư cung có thể diễn ra khi sản lượng tôm của Ecuador đang tăng lên.
Thách thức mới
Bên cạnh tiềm năng, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải đối mặt với một số rủi ro gia tăng trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia, biến động tỷ giá, phụ thuộc nguyên phụ liệu đầu vào, chi phí vận tải biển leo thang là những trở ngại cho sự phục hồi sản xuất và xuất khẩu, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
"Chi phí logistics tăng cao đã tác động đáng kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành thuỷ sản do xuất khẩu nhiều sang thị trường Mỹ. Trong đó có thể kể tới các doanh nghiệp như Vĩnh Hoàn, Nam Việt. Các doanh nghiệp xuất khẩu đi các thị trường châu Á ít ảnh hưởng hơn", ông Trung cho biết.
Bên cạnh đó, do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu từ bên ngoài, nên dù xuất khẩu tăng, nhưng đi kèm theo đó là rủi ro cũng gia tăng khi giá đầu vào biến động.
"Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều, nhất là dệt may, yếu tố gia công còn lớn. Khi tỷ giá neo cao xuất khẩu được lợi, thì chiều nhập khẩu các doanh nghiệp cũng chịu tác động. Do đó lợi thế không quá lớn so với các quốc gia chủ động được nguồn nguyên phụ liệu trong nước", ông Huân nhận định.

Mặt khác, trong xu thế các quốc gia nhập khẩu lớn như Mỹ, EU yêu cầu về sản phẩm xanh, sản phẩm dán nhãn carbon, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp hãy nhanh chóng thực hiện "chuyển đổi kép".
Các doanh nghiệp phải song hành chuyển đổi số lẫn chuyển đổi xanh, bởi đây là xu hướng tất yếu phải theo của doanh nghiệp, nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi giá trị.
Các nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động mạnh nhất từ hàng rào thương mại xanh trong thời gian tới bao gồm sản phẩm điện, điện tử, nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thực phẩm, dệt may, giày dép…
Nông sản xuất khẩu sang EU thêm rào cản mới
Nông sản xuất khẩu sang EU thêm rào cản mới
Nông sản xuất khẩu sang EU có thể sẽ gặp khó khăn do đề xuất giảm mức dư lượng thuốc diệt nấm cho phép trên các sản phẩm rau quả.
Thiếu nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản
Dù xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đáng kể, doanh nghiệp lại rơi vào khó khăn khi thiếu nguyên liệu.
Vui buồn xuất khẩu nông sản
Bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng nông sản tiếp tục tăng trưởng mạnh, tuy nhiên số lượng các lô hàng bị cảnh báo “vượt rào” tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tăng nhanh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.