Xuất khẩu trực tuyến thay đổi cuộc chơi của doanh nghiệp Việt

Nhật Hạ Thứ hai, 19/08/2024 - 16:05

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang tạo nên cuộc cách mạng trong xuất khẩu, tạo cơ hội giúp doanh nghiệp Việt vươn xa hơn trên sân chơi quốc tế.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Xu hướng tất yếu

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, và không chỉ dừng lại ở việc phục vụ thị trường nội địa, nó còn mở ra cơ hội xuất khẩu trực tuyến đầy tiềm năng.

Theo bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm khoảng 20-22% giá trị của thương mại điện tử toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng ước tính gấp 2, 3 lần so với thương mại điện tử trong nước.

Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam, với thế mạnh về xuất khẩu các sản phẩm dệt may, da giày, gạo và nông sản..., có tiềm năng lớn trong lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến.

Một trong những cơ hội lớn nhất chính là thị trường Trung Quốc, với 1 tỷ dân, nơi hàng nông sản Việt Nam có thể tìm thấy một đầu ra mạnh mẽ.

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B, kết nối trực tiếp với các sàn giao dịch lớn như Amazon, Alibaba, Timo.

Điều này cho phép hàng hóa Việt Nam không chỉ xuất hiện trên sàn nội địa mà còn tương ứng xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới, kết nối người mua trực tiếp với người bán cũng như nhà sản xuất, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu.

Năm 2022, giá trị xuất khẩu thông qua thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 3,3 tỷ USD, và dự báo có thể đạt hơn 11 tỷ USD vào năm 2027 nếu có sự hỗ trợ từ chính sách Nhà nước và sự phối hợp với các nền tảng thương mại điện tử lớn.

Hướng đi này không chỉ giúp đưa các sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường quốc tế mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

TS. Võ Trí Thành và bà Lại Việt Anh tại tọa đàm gần đây "Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức". Ảnh: Nhật Bắc.

Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng này, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược dài hạn, bà Lại Việt Anh nhấn mạnh tại tọa đàm gần đây "Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức".

Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững đang ngày càng trở nên quan trọng trên toàn thế giới, và các doanh nghiệp Việt cần phải đáp ứng được những yêu cầu này thông qua việc áp dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, từ việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường. Đây là những yếu tố quyết định để hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thách thức và cơ hội từ xuất khẩu trực tuyến

Dù cơ hội lớn, xuất khẩu trực tuyến cũng mang đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng vụ Kinh tế số và xã hội số (Bộ Thông tin và truyền thông), chỉ ra rằng, một trong những thách thức lớn nhất là đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy định quốc tế.

Việc sử dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giảm phát thải carbon, và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Ngoài ra, sự kết nối giữa hệ thống logistics và cơ quan hải quan giữa các quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật và pháp lý.

TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, cũng nhấn mạnh rằng, dù Việt Nam có tiềm năng lớn trong xuất khẩu hàng hóa, nhưng vẫn chịu sự chi phối của thương hiệu và kênh phân phối nước ngoài.

Để khắc phục, doanh nghiệp Việt cần xây dựng thương hiệu mạnh và kết nối với các nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba. Điều này đòi hỏi không chỉ chất lượng sản phẩm đồng đều mà còn cần đáp ứng được xu hướng tiêu dùng xanh, an toàn và nhân văn, phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, không chỉ có những mặt hàng nhỏ lẻ, thương mại điện tử xuyên biên giới còn mở ra cơ hội cho các mặt hàng có quy mô lớn hơn. Đây là lúc doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị kỹ lưỡng để nắm bắt xu thế này, bởi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, việc liên tục cải thiện và đổi mới là điều tất yếu.

Bí quyết thành công trong xuất khẩu trực tuyến

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, cho rằng, để thành công trong xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp cần tập trung vào ba yếu tố chính: quy mô, xu thế và thương hiệu.

Ông nhấn mạnh rằng, việc phát triển từ thị trường nội địa trước khi mở rộng ra quốc tế là bước đi cần thiết. Doanh nghiệp cần xây dựng quy mô sản xuất đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của cả thị trường nội địa và quốc tế.

"Thị trường nội địa ở Việt Nam đủ lớn để các doanh nghiệp trải nghiệm. Doanh nghiệp Việt bán trên thương mại điện tử có thể đạt tốc độ phát triển nhanh bằng lần. Điều này đòi hỏi khả năng vận hành cũng tăng. Đến một lúc nào đó, chất lượng đồng bộ đủ mạnh là lúc doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới", theo ông Tuấn Anh.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến xu hướng tiêu dùng hiện đại, đặc biệt là tiêu dùng bền vững và thân thiện với môi trường.

Việc sử dụng các công cụ tiếp cận thị trường mới như livestream, video quảng cáo, và tận dụng công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.

"Bạn có thể ngồi ở Việt Nam thuê một người livestream cho bạn ở Malaysia. Doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận công cụ này dễ hàng", ông Tuấn Anh cho biết.

Cuối cùng, việc xây dựng thương hiệu gắn liền với câu chuyện của sản phẩm và văn hóa Việt Nam là yếu tố không thể thiếu. Những thương hiệu thời trang hay nông sản Việt đã và đang từng bước vươn ra thế giới, nhờ vào sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm và giá trị văn hóa đặc trưng.

Ông Tuấn Anh tin rằng, với sự đồng hành của các cơ quan chức năng và những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu lớn trên thị trường toàn cầu thông qua xuất khẩu trực tuyến.

Xuất khẩu kỳ vọng 'rực rỡ' nửa cuối năm

Xuất khẩu kỳ vọng 'rực rỡ' nửa cuối năm

Tiêu điểm -  1 tháng
Biến động tỷ giá, phụ thuộc nguyên phụ liệu đầu vào, chi phí vận tải biển leo thang là những trở ngại cho sự phục hồi sản xuất và xuất khẩu.
Xuất khẩu kỳ vọng 'rực rỡ' nửa cuối năm

Xuất khẩu kỳ vọng 'rực rỡ' nửa cuối năm

Tiêu điểm -  1 tháng
Biến động tỷ giá, phụ thuộc nguyên phụ liệu đầu vào, chi phí vận tải biển leo thang là những trở ngại cho sự phục hồi sản xuất và xuất khẩu.
Thương mại điện tử bùng nổ: Cuộc chơi dành cho người biết nắm bắt

Thương mại điện tử bùng nổ: Cuộc chơi dành cho người biết nắm bắt

Tiêu điểm -  1 tháng

Thương mại điện tử đang thay đổi cách doanh nghiệp Việt kinh doanh, bên cạnh mở rộng thị trường còn mở ra 'cánh cửa' tới những cơ hội toàn cầu mới mẻ.

Kiềng ba chân trong kênh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Kiềng ba chân trong kênh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Diễn đàn quản trị -  3 tháng

Ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling tin rằng, dư địa của kênh xuất khẩu qua thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lớn, nếu biết tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu, năng lực sản xuất, cũng như khả năng tạo điểm nhấn thương hiệu.

Chương mới của kênh xuất khẩu thương mại điện tử

Chương mới của kênh xuất khẩu thương mại điện tử

Tiêu điểm -  3 tháng

Để doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh kênh xuất khẩu thương mại điện tử, các chuyên gia cho rằng, quan trọng và ưu tiên nhất là nguồn nhân lực và kỹ năng chuyển đổi số của các nhân sự trong bối cảnh mới.

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách khắc phục hậu quả bão Yagi

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  19 phút

Quảng Ninh quyết định dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để khắc phục hậu quả bão Yagi, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất.

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  2 giờ

Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn Horecfex Việt Nam 2024 diễn ra từ 23 - 24/9, tại Đà Nẵng.

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Tài chính -  3 giờ

Các yếu tố vĩ mô tích cực và sự phục hồi của doanh nghiệp niêm yết sẽ là động lực chính thúc đẩy chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Phân khu Victoria: Giao điểm giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Phân khu Victoria: Giao điểm giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động, sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái.

IKI sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt các mục tiêu khí hậu

IKI sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt các mục tiêu khí hậu

Phát triển bền vững -  4 giờ

Đặt ra những yêu cầu tài chính, phác thảo ngắn gọn các hành động cần làm, là cơ sở để Việt Nam xây dựng thêm các cơ chế đầu tư trong các NDC sắp tới.

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Tiêu điểm -  16 giờ

Liên chi hội Cơ điện lạnh Việt Nam sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tỉnh Thái Nguyên, nhưng gặp khó khăn về link kiện.