Tiêu điểm
Xuất nhập khẩu bứt tốc cuối năm
Sau các đợt giảm tốc trước đó do chịu ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 11 đã bứt tốc mạnh mẽ với việc hàng loạt các nhóm hàng gia tăng tốc độ xuất nhập khẩu.
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ đang dần trở về trạng thái bình thường mới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng qua vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 599,12 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tháng 11 đạt 59,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng trước, theo Tổng cục Thống kê.
Cán cân thương mại hàng hóa từ đầu năm đến nay ước tính xuất siêu 225 triệu USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 24,32 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 24,55 tỷ USD.
Xuất khẩu trong 11 tháng qua đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 11%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 20%, chiếm 73,6%.
Riêng xuất khẩu tháng 11 ước tính đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước.
Từ đầu năm đến nay đã có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD gồm điện thoại và linh kiện (doanh nghiệp FDI chiếm 99,1%); điện tử, máy tính và linh kiện (98%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (92,6%); dệt may (63,5%); giày dép (82,4%); gỗ và sản phẩm gỗ; sắt thép.

Xét về tốc độ tăng trưởng, sắt thép dẫn đầu khi lượng hàng xuất khẩu đã tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Về cơ cấu, nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 18%, chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng 27,8% và chiếm 1,2%. Nhóm nông, lâm sản tăng 15,4% và chiếm 7,1%. Còn nhóm thủy sản tăng 3,5%, chiếm 2,7%.
Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 23,3%, chiếm 34,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,9%, chiếm 65,5%.
Riêng nhập khẩu tháng 11 đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng trước.
Kể từ đầu năm đến nay có 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 92,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 6 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.

Xét về tốc độ tăng, mặt hàng hạt điều, quặng và khoáng sản khác và cao su đứng đầu khi tăng lần lượt 2,5 lần, 2,2 lần và 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng mạnh nhất 27,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính tăng 22,2% và chiếm 6,4%.
Trong 11 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc tăng 16,8%; EU tăng 12%; ASEAN tăng 23,3%; Hàn Quốc tăng 14,6%; Nhật Bản tăng 3%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Hàn Quốc tăng 20,3%; ASEAN tăng 36,1%; Nhật Bản tăng 10,1%; EU tăng 18,2%; Hoa Kỳ tăng 14,6%.

Trong đó, 11 tháng qua xuất siêu sang EU tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc tăng 53%; nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 24,4%; nhập siêu từ ASEAN tăng 79,2%.
Theo khảo sát mới đây của Tổng cục Thống kê, về xu hướng 3 tháng cuối năm nay, 35% doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới. 22% doanh nghiệp dự kiến giảm và 43% dự kiến ổn định.
Động thái tích cực cho xuất khẩu gỗ sang Mỹ
Doanh nghiệp Việt thêm kênh xuất khẩu trực tuyến nhờ sự hợp tác của HDBank và Amazon
Với mong muốn mang đến cơ hội phát triển kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ dành cho doanh nghiệp Việt Nam, HDBank phối hợp cùng Amazon mở ra cơ hội xuất khẩu xuyên biên giới với nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho khách hàng.
Dệt may chìm trong khó khăn, mục tiêu xuất khẩu khó khả thi
VITAS cho biết nguy cơ cao nhất với ngành dệt may là khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác, và thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay.
Động thái tích cực cho xuất khẩu gỗ sang Mỹ
Thỏa thuận mới nhất sẽ giúp thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường Mỹ, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng có nguy cơ mất đà tăng trưởng
Đa số các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chậm lại đáng kể trong tháng 9 do chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Đặc biệt là thủy sản đã mất đi 2/3 đà tăng trưởng xuất khẩu trước đó từ 7% trong 8 tháng đầu năm xuống còn tăng 2,4% trong 9 tháng. Giày dép giảm từ 16% xuống còn 10%.
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Hàng không tăng tốc, du lịch Việt bứt tốc
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số
Ngành ngân hàng thống nhất triển khai chương trình này theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM
Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Ngành khách sạn gồng mình trước áp lực chi phí
Ngành khách sạn sẽ ứng phó ra sao khi chi phí nhân sự, năng lượng, trang thiết bị, thực phẩm đều “rủ nhau” tăng cao?
F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng
Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?