Xuất khẩu nhiều mặt hàng có nguy cơ mất đà tăng trưởng

Nhật Hạ Thứ năm, 30/09/2021 - 14:07

Đa số các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chậm lại đáng kể trong tháng 9 do chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Đặc biệt là thủy sản đã mất đi 2/3 đà tăng trưởng xuất khẩu trước đó từ 7% trong 8 tháng đầu năm xuống còn tăng 2,4% trong 9 tháng. Giày dép giảm từ 16% xuống còn 10%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng/2021 vẫn duy trì tốc độ tăng cao, ước tính vẫn đạt ở mức cao 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê.

Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại đáng kể so với tốc độ tăng 8 tháng đầu năm (27,2%), 7 tháng (30,2%) và 6 tháng (32,5%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 2,13 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,9 tỷ USD.

Xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay đạt 240,52 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 8,5%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 23%, chiếm 74%.

Riêng xuất khẩu quý III đạt 83,9 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,2% so với quý II năm nay. Còn tháng 9 đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 8.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng có nguy cơ mất đà tăng trưởng

Từ đầu năm đến nay đã có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD gồm điện thoại và linh kiện (doanh nghiệp FDI chiếm 99,1%); điện tử, máy tính và linh kiện (98%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (92,6%); dệt may (63,5%); giày dép (82,4%); gỗ và sản phẩm gỗ.

Xét về tốc độ tăng trưởng, hàng sắt thép dẫn đầu khi lượng hàng xuất khẩu đã tăng 2,25 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Đa số các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chậm lại đáng kể trong tháng 9 do chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Đặc biệt là thủy sản đã mất đi 2/3 đà tăng trưởng xuất khẩu trước đó từ 7% trong 8 tháng đầu năm xuống còn tăng 2,4% trong 9 tháng. Giày dép giảm từ 16% xuống còn 10%.

Về cơ cấu, nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 19,5%, chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng 9% và chiếm 1%. Nhóm nông, lâm sản tăng 18% và chiếm 7%. Còn nhóm thủy sản tăng 2,4%, chiếm 2,5%.

Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 242,65 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 25%, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34%, chiếm 65%.

Riêng nhập khẩu quý III đạt 84,6 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,5% so với quý II năm nay. Còn tháng 9 đạt 26,5 tỷ USD, giảm 3% so với tháng trước.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng có nguy cơ mất đà tăng trưởng 1

Kể từ đầu năm đến nay có 36 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 4 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.

Xét về tốc độ tăng, mặt hàng hạt điều, quặng và khoáng sản khác đứng đầu khi tăng lần lượt 2,7 lần và 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng mạnh nhất 31% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 94% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính tăng 22% và chiếm 6%.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với 28% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc tăng 18%; EU tăng 11,6%; ASEAN tăng 21%; Hàn Quốc tăng 11,4%; Nhật Bản tăng 5%.

Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Hàn Quốc tăng 21,6%; ASEAN tăng 41%; Nhật Bản tăng 11,6%; EU tăng 19%; Hoa Kỳ tăng 12,7%.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng có nguy cơ mất đà tăng trưởng 2

Trong đó, 9 tháng qua xuất siêu sang EU tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc tăng 70,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 29,6%; nhập siêu từ ASEAN tăng 112,3%.

Đáng chú ý, tốc độ xuất siêu sang EU chậm lại đáng kể khi giảm từ mức 13% trong 8 tháng đầu năm xuống còn 6,5% trong tháng này.

Mặt khác, theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, 12% doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới trong quý III/2021 cao hơn quý trước. 37% doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định, còn 51% doanh nghiệp có số đơn hàng mới giảm.

Về xu hướng 3 tháng cuối năm nay, 35% doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới. 22% doanh nghiệp dự kiến giảm và 43% dự kiến ổn định.

Giãn cách xã hội khiến xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn giảm mạnh

Giãn cách xã hội khiến xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn giảm mạnh

Doanh nghiệp -  3 năm
Vĩnh Hoàn cho biết nguyên nhân doanh thu cá tra hao hụt so với tháng 7 do xuất khẩu cá tra và sản phẩm khác suy giảm. Cả thị trường Mỹ, châu Âu và các nước khác đều đi xuống, trong khi chỉ có xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 16%.
Giãn cách xã hội khiến xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn giảm mạnh

Giãn cách xã hội khiến xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn giảm mạnh

Doanh nghiệp -  3 năm
Vĩnh Hoàn cho biết nguyên nhân doanh thu cá tra hao hụt so với tháng 7 do xuất khẩu cá tra và sản phẩm khác suy giảm. Cả thị trường Mỹ, châu Âu và các nước khác đều đi xuống, trong khi chỉ có xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 16%.
Giãn cách xã hội khiến xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn giảm mạnh

Giãn cách xã hội khiến xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn giảm mạnh

Doanh nghiệp -  3 năm

Vĩnh Hoàn cho biết nguyên nhân doanh thu cá tra hao hụt so với tháng 7 do xuất khẩu cá tra và sản phẩm khác suy giảm. Cả thị trường Mỹ, châu Âu và các nước khác đều đi xuống, trong khi chỉ có xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 16%.

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm mạnh

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm mạnh

Tiêu điểm -  3 năm

Trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường giảm mạnh từ 16 – 50% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh rõ rệt những tác động của đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội tới doanh nghiệp thủy sản.

Tôm xuất khẩu đang thuận lợi nhưng thiếu nguồn cung

Tôm xuất khẩu đang thuận lợi nhưng thiếu nguồn cung

Tiêu điểm -  3 năm

Báo hiệu nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2021, kéo dài sang đầu năm 2022...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sớm cán mốc 10 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sớm cán mốc 10 tỷ USD

Tiêu điểm -  3 năm

Thay vì tháng 11 như năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm nay đã cán mốc 10 tỷ USD sớm kỷ lục, cùng với 5 mặt hàng khác gồm điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; dệt may; giày dép.

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  2 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký

Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.