Quốc tế

Cửa hàng không nhân viên bùng nổ tại Trung Quốc

Hoàng Linh Thứ năm, 07/06/2018 - 19:17

Trong bối cảnh giá thuê và chi phí lao động gia tăng, hình thức cửa hàng không nhân viên dựa trên nền tảng thanh toán qua điện thoại ngày càng lan rộng ở Trung Quốc.

Cửa hàng bán trà sữa không nhân viên tại Hàng Châu có mức giá chỉ bằng 1/3 so với truyền thống. Ảnh : Daisuke Harashima

Một cuộc cách mạng trong ngành bán lẻ đang lan rộng tại Trung Quốc khi các công ty như Alibaba sử dụng nền tảng thanh toán di động phổ biến có sẵn để trải rộng hệ thống không người bán và giúp các cửa hàng truyền thống tiết kiệm chi phí lao động.

Wufangzhai là chuỗi cửa hàng có thâm niên tới gần 1 thiên niên kỷ và là cái tên quen thuộc được lựa chọn cho giờ ăn trưa. Thế nhưng không có bất kỳ nhân viên nào chào đón khách hàng.

Thay vào đó, khách hàng đơn giản nhìn vào chiếc điện thoại thông minh (smartphone) và đứng trước khoảng 40 tủ khóa. Khi họ chạm vào điện thoại thêm 1 lần nữa, các tủ đồ mở ra với những bữa ăn đã sẵn sàng bên trong.

Wufangzhai đã mở lại cửa hàng này vào tháng 1 sau khi giới thiệu hệ thống đặt hàng tự động được hỗ trợ từ Koubei, công ty con của Alibaba chuyên cung cấp dịch vụ phụ trợ cho các nhà hàng.

Khách hàng sẽ đặt và thanh toán trực tuyến thông qua việc đọc mã QR bằng ứng dụng Alipay trên smartphone. Khách hàng thậm chí sẽ nhận được thông báo khi thức ăn sẵn sàng.

Từ 13 nhân viên trước đây, số lượng hiện chỉ còn 6 và chi phí lao động hàng năm của nhà hàng đã giảm hơn một nửa từ mức gần 95.000 USD trước đó. Hiệu quả được nâng cao đã giúp nhà hàng này tăng trưởng doanh thu tới 40% kể từ khi áp dụng hệ thống mới.

Theo một khách hàng quen thuộc là nhân viên văn phòng, "trước đây dòng người xếp dài ra ngoài cửa nhưng giờ thì không cần chờ đợi nữa".

Sau khi thành công tại Wufangzhai, Koubei bắt đầu giới thiệu hệ thống của mình cho các doanh nghiệp khác. Công ty con của Alibaba này đã mở thêm hai địa điểm thức ăn nhanh tại khu vực dịch vụ đường cao tốc ở Chiết Giang và dự định sẽ mở thêm 10 cửa hàng không người bán tại các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến trong tháng này.

Cuộc đua cửa hàng không nhân viên tại Trung Quốc bắt đầu nóng lên vào năm ngoái với những tay chơi chính là các công ty khởi nghiệp. Tuy vậy những ông lớn như JD hay Suning đã bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này.

Các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng quần áo tự động liên tục được mở ra tại các thành phố lớn của Trung Quốc. Quốc gia này hiện sở hữu khoảng 30.000 phòng hát karaoke không nhân viên.

Nhiều loại hình kinh doanh khác đang trở thành mục điêu của tự động hóa. Một cửa hàng trà sữa phục vụ bởi robot bán khoảng 10 Nhân dân tệ mỗi cốc, chỉ bằng 1/3 so với giá của các cửa hàng truyền thống.

Sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đẩy giá thuê và chi phí lao động tăng cao, khiến những người chủ cửa hàng phải chuyển sang người tiêu dùng thông qua mức giá bán cao hơn. Tuy nhiên, điều này đẩy khách hàng tới mua hàng trực tuyến khi mức giá rẻ hơn tương đối và buộc người chủ phải tìm cách tiết kiệm chi phí.

Cửa hàng không nhân viên được đánh giá là một trong những công nghệ tiết kiệm chi phí hứa hẹn nhất tại Trung Quốc. Thị trường này được dự báo sẽ đạt khoảng 950 tỷ Nhân dân lệ vào năm 2022 (tương đương khoảng 147 tỷ USD) chỉ trong lĩnh vực bán lẻ, gấp 30 lần so với mức ước tính cho năm nay, theo công ty nghiên cứu AskCI Consulting.

Không chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản cũng đặt kì vọng cao với các cửa hàng không nhân viên do vấn đề thiếu lao động lâu năm nhưng công nghệ tại đây vẫn trong giai đoạn thử nghiệm so với Trung Quốc. Nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng phương thức thanh toán di động khác nhau giữa hai nước cũng như kỳ vọng dịch vụ từ khách hàng.

Theo số liệu nghiên cứu thị trường, thanh toán di động tại Trung Quốc ước đạt 39 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 6,1 tỷ USD) vào năm 2016. Tại các thành phố ven biển, thanh toán bằng smartphone có thể được thực hiện ngay tại các quầy hàng và chợ. Một số người bán có thể tỏ vẻ không thoải mái với khách hàng mong muốn thanh toán bằng tiền mặt.

Tiền giả là một vấn đề lo ngại ở Trung Quốc. Việc thanh toán qua điện thoại đảm bảo những người bán hàng nhận được tiền thật vì những ứng dụng thanh toán này được liên kết với ngân hàng và giảm thiểu rủi ro.

Trong khi đó, tiền mặt vẫn thống trị tại Nhật Bản và thanh toán di động mới bắt đầu phát triển. Người tiêu dùng Nhật Bản cũng đặt cao giá trị và nổi tiếng với việc phục vụ khách hàng. Đây cũng là lí do khiến nhiều người dân lựa chọn mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ thay vì trực tuyến.

Quảng cáo trực tuyến sẽ chiếm 50% chi phí quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo trực tuyến sẽ chiếm 50% chi phí quảng cáo toàn cầu

Tiêu điểm -  7 năm

Dự báo đến năm 2020, một nửa số tiền quảng cáo toàn cầu sẽ được dành cho quảng cáo trực tuyến, ngang ngửa với quảng cáo ngoại tuyến như tivi, báo hay biển quảng cáo.

Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở Đông Nam Á

Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở Đông Nam Á

Tiêu điểm -  7 năm

Số lượng giao dịch thương mại điện tử tại Thái Lan đã tăng hơn 100%.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Nguy cơ lạm phát gia tăng, liệu có còn dư địa giảm lãi suất?

Nguy cơ lạm phát gia tăng, liệu có còn dư địa giảm lãi suất?

Tài chính -  15 giờ

Các chuyên gia đều đồng tình, kiểm soát lạm phát dưới 5% không phải bài toán khó trong năm nay. Thậm chí, nền kinh tế vẫn còn dư địa giảm thêm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng

Gỡ nút thắt đất ở, Nghị định 75 mở đường cho các dự án nhà ở thương mại

Gỡ nút thắt đất ở, Nghị định 75 mở đường cho các dự án nhà ở thương mại

Bất động sản -  17 giờ

Nghị định 75 ban hành kịp thời được kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc cho hàng loạt dự án nhà ở thương mại chưa thể thực hiện do không có đất ở.

PV GAS 'áp sát' kho LNG tỷ đô tại Hà Tĩnh

PV GAS 'áp sát' kho LNG tỷ đô tại Hà Tĩnh

Tiêu điểm -  17 giờ

PV GAS đang tiến gần hơn tới dự án kho LNG Bắc Trung Bộ tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư hơn 26.735 tỷ đồng.

Hệ thống KRX dự kiến hoạt động từ ngày 5/5/2025

Hệ thống KRX dự kiến hoạt động từ ngày 5/5/2025

Tài chính -  17 giờ

Sau 12 năm triển khai và nhiều lần “trễ hẹn”, dự án KRX đang rất gần tới ngày hoạt động.

Kế hoạch mua tàu mới hơn 10.000 tỷ đồng, 'thủy thủ' Vosco sẵn sàng ra khơi

Kế hoạch mua tàu mới hơn 10.000 tỷ đồng, 'thủy thủ' Vosco sẵn sàng ra khơi

Doanh nghiệp -  17 giờ

Thay đổi lãnh đạo, không vay nợ, đổi mới đội tàu, công ty từng nổi danh là những "thủy thủ Vosco" đang chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

Vicem Hà Tiên đối diện rủi ro về thương hiệu

Vicem Hà Tiên đối diện rủi ro về thương hiệu

Doanh nghiệp -  17 giờ

Vicem Hà Tiên liên tiếp kiến nghị nhiều địa phương có biện pháp đảm bảo minh bạch, tránh nhầm lẫn cho khách hàng sử dụng sản phẩm xi măng của công ty.

Chuyển đổi số sản xuất: Không còn là lựa chọn, mà là bắt buộc

Chuyển đổi số sản xuất: Không còn là lựa chọn, mà là bắt buộc

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Chuyển đổi số đang cách mạng hóa sản xuất, tối ưu hóa hiệu quả, giảm thiểu lãng phí, và thúc đẩy quản trị bền vững.